1. Chứng chỉ tiếng Trung là gì?
Chứng chỉ tiếng Trung là chứng nhận của một kỳ thi tiếng Trung mà bạn đã vượt qua. Tại Việt Nam, có 3 kỳ thi có thể lấy chứng chỉ tiếng Trung Quốc tế gồm: Chứng chỉ HSK, chứng chỉ HSKK và chứng chỉ TOCFL.
Ngoài các kỳ thi đánh giá năng lực kể trên, chúng ta còn có thể thi năng lực tiếng Trung tại các trường đại học hoặc trung tâm. Tuy nhiên, khi bạn đi du học hoặc xin việc làm thì chứng chỉ tiếng Trung tại các trung tâm gần như không có giá trị.
2. Điểm danh các chứng chỉ tiếng Trung bạn cần biết
2.1 Chứng chỉ A, B, C quốc gia
Chứng chỉ A, B, C quốc gia là các loại chứng chỉ có giá trị cao nhất trong hệ thống giáo dục nước ta. Loại chứng chỉ này được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép và tổ chức thường xuyên tại những cơ sở Giáo dục hay trung tâm đào tạo ngoại ngữ.Chứng chỉ gồm có 3 cấp độ, tương đương với 3 chữ cái: A, B, C. Loại chứng chỉ này chủ yếu sử dụng cho mục đích xét tốt nghiệp, bổ sung vào hồ sơ thi công chức, hồ sơ chứng chỉ ngoại ngữ 2, hồ sơ xin nâng ngạch lương hoặc hồ sơ xin việc làm.
2.2 Chứng chỉ tiếng Trung HSK
HSK là chứng chỉ dành cho người nước ngoài học tiếng Trung (Giản thể), gồm có 6 cấp độ từ 1 – 6. Với mỗi cấp độ yêu cầu về từ vựng và ngữ pháp khác nhau từ cơ bản đến nâng cao. Khi dự thi lấy chứng chỉ HSK, thí sinh có thể lựa chọn một trong hai hình thức: thi trên máy tính hoặc thi trên giấy.Chứng chỉ HSK phù hợp với những bạn theo học chuyên ngành tiếng Trung đang có mong muốn trở thành phiên dịch viên, giáo viên dạy tiếng Trung, hướng dẫn viên du lịch hoặc du học Trung Quốc,… Bằng HSK có hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp.
2.3 Chứng chỉ tiếng Trung BCT
BCT là chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Trung sử dụng trong công việc và kinh doanh dành cho những người nước ngoài tiêu chuẩn hóa cấp quốc tế. Thi chứng chỉ BCT gồm có 3 bài thi độc lập:- BTC cấp A
- BTC cấp B
- BTC khẩu ngữ
2.4 Chứng chỉ HSKK
HSKK là chứng chỉ trình độ nói tiếng Trung dành cho người nước ngoài. Chứng chỉ HSKK gồm 3 cấp độ: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Với mỗi cấp độ yêu cầu về lượng kiến thức sẽ cao hơn để người dự thi phát huy hết năng lực của mình. Bằng HSKK có hiệu lực trong 2 năm kể từ ngày cấp.2.5 Chứng chỉ YTC
Bài thi chứng chỉ YTC là bài kiểm tra trình độ Hán ngữ dành cho đối tượng là học sinh tiểu học hoặc trung học không sử dụng tiếng Trung là ngôn ngữ chính. YTC đánh giá trình độ năng lực sử dụng tiếng Trung trong học tập và giao tiếp cuộc sống của học sinh.YTC gồm 2 bài thi viết (4 cấp độ từ 1 đến 4) và thi nói (2 cấp độ sơ cấp và trung cấp). Ngoài ra, YTC cũng là điểm chuẩn dành cho học sinh có mong muốn tham gia kỳ thi HSK.
2.6 Chứng chỉ TOCFL
Bài thi chứng chỉ TOCFL là bài kiểm tra trình độ Hán ngữ dành cho những người nước ngoài muốn học tiếng Trung (Phồn thể – Đài Loan). Bài thi được thiết kế theo hình thức thi trắc nghiệm, kiểm tra năng lực nghe và đọc của người dự thi. Chứng chỉ TOCFL phù hợp với những ai muốn đi du học Đài Loan hoặc làm việc ở đó. Bằng TOCFL có hiệu lực trong 2 năm kể từ ngày được cấp.3. Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào?
Nên học và thi chứng chỉ tiếng Trung nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi cá nhân. Nếu bạn muốn đến Trung Quốc thì nên thi chứng chỉ HSK, muốn đến Đài Loan du học hoặc đi xuất khẩu lao động thì ưu tiên chứng chỉ TOCFL, còn để phục vụ cho công việc và kinh doanh thì chứng chỉ BCT là phù hợp.4. Thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?
Tại Việt Nam, bạn có thể dựa vào khu vực mình sinh sống và làm việc để chọn địa điểm tổ chức thi chứng chỉ tiếng Trung.- Tại Hà Nội: Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Viện Khổng Tử – Trường Đại học Hà Nội.
- Tại Thái Nguyên: Đại học Thái Nguyên.
- Tại Huế: Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
- Tại TPHCM: Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh
5. Thời gian thi chứng chỉ tiếng Trung
Thời gian thi chứng chỉ tiếng Trung hàng năm được sắp xếp căn cứ vào tình hình từng khu vực, điểm thi. Bạn có thể liên hệ đến địa điểm thi để được tư vấn chi tiết hơn.Nguồn: https://vied.com.vn/diem-danh-cac-chung-chi-tieng-trung-pho-bien-nhat/