Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, cơ hội việc làm cho ngành Kế toán – Kiểm toán ngày càng mở rộng. Tuy nhiên đi cùng với đó cũng là những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của ngành ngày càng cao. Để trau dồi và phát triển bản thân đáp ứng được các nhu cầu cao của ngành Kế toán – Kiểm toán cũng như có thể dễ dàng thăng tiến trên con đường sự nghiệp, sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức về tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành.
Qua bài viết này, AGS muốn giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh chuyên ngành kiểm toán.1. Tiếp thu lượng kiến thức đồ sộ trong các sách giáo trình Kế – Kiểm
Khối lượng kiến thức Kế toán – Kiểm toán được coi là đồ sộ và có rất nhiều thuật ngữ mới. Hiện nay ngày càng có nhiều các chứng chỉ quốc tế liên quan đến lĩnh vực này, chẳng hạn như ACCA, CFA, CIMA bổ sung cho bạn rất nhiều những kiến thức mới mẻ trên thế giới về Kế – Kiểm. Tuy nhiên, các quyển giáo trình của các chứng chỉ này khá dày và cung cấp lượng kiến thức rất lớn, đòi hỏi bạn phải có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt, biết và hiểu được nhiều thuật ngữ tiếng anh về Kế – Kiểm ví dụ như các chủ đề về Inventory (hàng tồn kho) hay Non-current assets (Tài sản cố định) và cả kiến thức về Consolidated Statements (Báo cáo tài chính hợp nhất). Trang bị cho mình vốn tự vựng tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi làm quen với các chứng chỉ này.2. Kết nối với cộng đồng quốc tế
Nếu bạn giỏi tiếng Anh và biết được các thuật ngữ chuyên ngành, bạn sẽ rất dễ dàng kết nối với những người có cùng một sở thích và lĩnh vực quan tâm trên khắp thế giới. Thông qua các diễn đàn Kế toán – Kiểm toán, ví dụ như opentuition.com, accountantforums.com… bạn có thể tham gia trao đổi, thảo luận bằng tiếng Anh những kiến thức này, để từ đó hiểu sâu hơn vấn đề và nâng cao trình độ của mình, phát triển bản thân và học hỏi được nhiều góc nhìn khác nhau từ các bạn bè thế giới.
Tuy nhiên việc tiếp cận thông tin trên diễn đàn và nhóm đòi hỏi tính chọn lọc cao khi mà thông tin mang tính chất chia sẻ cá nhân nhiều hơn là đã được qua kiểm duyệt3. Gia tăng cơ hội việc làm và thăng tiến tại doanh nghiệp quốc tế
Như đã nói, cơ hội việc làm Kế toán – Kiểm toán trong thời kì hội nhập đang rất mở rộng. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài có mặt tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty kiểm toán BIG4, hay các công ty Non-BIG như Grant Thornton, Crowe Horwarth, Mazars… Tiếng Anh vẫn luôn là một tiêu chí mang tính cốt lõi mà các công ty này yêu cầu ở các ứng viên của mình.
Nếu bạn có sự chuẩn bị kĩ càng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức, các doanh nghiệp quốc tế sẽ luôn tạo cơ hội làm việc cho các bạn. Ngoài ra, với vốn tiếng Anh thành thạo của mình, bạn có thể giao tiếp tốt hơn với đồng nghiệp và đối tác, do đó cơ hội thăng tiến nhanh chóng với mức lương xứng đáng là điều hoàn toàn trong tầm tay.4. Một số thuật ngữ chuyên ngành kiểm toán
Dưới đây là một số thuật ngữ chuyên ngành kiểm toán thường gặp nhất:- Auditing standards: Các chuẩn mực kiểm toán
- Bank reconciliation: Bảng đối chiếu Ngân hàng
- Accounting policy: Chính sách kế toán
- Accounting estimate: Ước tính kế toán
- Audit evidence: Bằng chứng kiểm toán
- Audit report: Báo cáo kiểm toán
- Audit trail: Dấu vết kiểm toán
- Payroll cycle: Chu trình tiền lương
- Physical evidence: Bằng chứng vật chất
- Production/Conversion cycle: Chu trình sản xuất/chuyển đổi
- Reclassification journal entries (RJEs): Bảng liệt kê các bút toán sắp xếp lại khoản mục
- Revenue cycle: Chu trình doanh thu
- Working trial balance: Bảng cân đối tài khoản
- Written narrative of internal control: Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ
- Documentary evidence: Bằng chứng tài liệu
- Expenditure cycle: Chu trình chi phí
- Final audit work: Công việc kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ
- Integrity: Chính trực
- Interim audit work: Công việc kiểm toán trước ngày kết thúc niên độ
- Management assertion: Cơ sở dẫn liệu
- Existence: Hiện hữu
- Completeness : Đầy đủ
- Rights & Obligations: Quyền và nghĩa vụ
- Valuation: Đánh giá
- Occurrence: Phát sinh
- Accuracy: Chính xác
- Observation evidence: Bằng chứng quan sát
- Oral evidence: Bằng chứng phỏng vấn
- Detection risk: Rủi ro phát hiện
- Control risk: Rủi ro kiểm soát
- Inherent risk: Rủi ro tiềm tàng
5. Nên học tiếng Anh chuyên ngành kiểm toán tại đâu?
Ở Việt Nam, có rất nhiều các trung tâm đưa chương trình tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy. Điều này sẽ gây khó khăn cho các bạn trong việc tìm ra trung tâm đào tạo có chất lượng tốt. Tuy nhiên, có 5 câu hỏi sau bạn có thể đặt ra để lựa chọn khóa học và trung tâm học phù hợp với mình:- Liệu trung tâm có chương trình học phù hợp với mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp của bạn hay không?
- Chương trình học của trung tâm cung cấp cho bạn những kiến thức gì?
- Chi phí của khóa học này là bao nhiêu?
- Lợi ích bạn nhận lại được từ chi phí này là gì?
- Liệu bạn có đủ khả năng chi trả không?
Nguồn: https://sapp.edu.vn/bai-viet-acca/3-ly-do-ban-nen-tham-gia-mot-khoa-hoc-tieng-anh-chuyen-nganh/