I. Ý nghĩa vị trí thực tập sinh kế toán trong doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp lớn đều có chương trình tuyển thực tập sinh kế toán bởi vì có nhiều lợi ích. Chi phí chi trả sinh viên thực tập không cao, có nguồn nhân lực cho vị trí chính thức. Đồng thời, thực tập sinh sẽ mang đến không khí làm việc năng động, nhanh nhẹn hơn cho bộ phận kế toán.
II. Kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn thực tập sinh kế toán
- Hiểu rõ về bản thân: Xác định mong muốn, điểm mạnh/yếu, và kiến thức của bạn. Nếu chưa chắc về kế toán, thể hiện sự tận tâm tìm hiểu.
- Nắm vững thông tin về công ty: Tìm hiểu về ngành, sản phẩm, tin tức mới, các nghiệp vụ kế toán và so sánh với đối thủ. Sử dụng thông tin này trong phỏng vấn.
- Chuẩn bị câu trả lời: Viết và luyện tập câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn, bao gồm giới thiệu bản thân, mục tiêu, điểm mạnh/yếu, và tình huống công việc.
- Tạo ấn tượng đầu tiên: Mặc lịch sự, tỏ ra tự tin và chào hỏi lịch sự khi bước vào phỏng vấn.
- Cho thấy tinh thần ham học hỏi: Dù là thực tập hay người mới nhận việc, đều sẽ gặp các vấn đề mình không biết. Hãy thể hiện mình chưa biết nhưng sẵn sàng tìm hiểu, nâng cao kiến thức.
- Tự thể hiện đam mê và tận tâm: Thể hiện sự đam mê và tận tâm với công việc kế toán.
- Thái độ chuyên nghiệp: Tập trung và thể hiện tác phong chuyên nghiệp trong phỏng
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Kết nối bằng ánh mắt, giữ tư thế tự tin và chú ý đến ngôn
- Đặt câu hỏi thông minh: Đặt câu hỏi liên quan đến công việc và văn hóa công ty.
- Gửi lời cảm ơn: Sau phỏng vấn, gửi email cảm ơn để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng.
III. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh kế toán thường gặp
1. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình?
Khi giới thiệu bản thân, đừng chỉ trả lời tên, tuổi, quê quán, trường học. Điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe là câu chuyện phía sau khi bạn kể về các hoạt động mình đã tham gia và công việc yêu thích. Bởi vì thông qua các hoạt động này, nhà tuyển dụng có thể hình dung rằng bạn thích kế toán và muốn trở thành kế toán viên. Điều này tăng thêm thiện cảm của nhà tuyển dụng với bạn.Hãy đảm bảo đầy đủ các điểm sau:
- Chào hỏi người phỏng vấn
- Giới thiệu họ tên, tuổi, (quê quán)
- Trình độ học vấn: trường học, chuyên ngành, khi nào tốt nghiệp
- Nhắc lại vị trí ứng tuyển (thực tập kế toán)
- Nêu ngắn gọn lý do ứng tuyển
- Nêu rằng mình phù hợp với công việc qua: Các hoạt động tình nguyện đã tham gia ở trường; Các công việc có liên quan đến kế toán mà bạn đã từng làm; Có đam mê, sở thích liên quan đến kế toán, liên quan đến công ty.
2. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Là ứng viên đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty thông qua các bài viết, website công ty để hiểu về ngành nghề, trụ sở, năm thành lập, thành tích nổi bật gần nhất, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, …Như vậy, khi trả lời câu hỏi này, bạn chỉ cần tự tin nói rằng bạn biết công ty qua nguồn nào, các điều về công ty mà bạn đã tìm hiểu được. Cho thấy bạn rất quan tâm về công ty, và mong muốn đóng góp một phần trong tổ chức của họ. Cần tránh nói những điều mình không chắc chắn, những điều bịa đặt.
3. Tại sao bạn lại chọn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này vì nhiều do: Xem bạn thích điều gì nhất ở công ty họ? Bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không? Động lực thúc đẩy bạn ứng tuyển vào công ty họ là gì? Bạn có đảm nhận được công việc trong công ty hay không?Bạn nên đưa ra câu trả lời khéo léo, thông minh dựa trên sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty, điểm mà bạn thấy ấn tượng nhất. Từ đó, bạn nói đến bạn thể hiện mong muốn được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp như vậy để có cơ hội phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển ở công ty.
Một số lý do bạn chọn công ty:
- Công ty có danh tiếng tốt, lãnh đạo giỏi.
- Sản phẩm/ Dịch vụ tiềm năng, khả năng phát triển trong tương lai.
- Chương trình kế toán tiên tiến.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng nghiệp thân thiện.
- Công ty luôn hỗ trợ nhân viên học tập, phát triển nghề nghiệp.
- Công ty gần nhà, đi lại thuận tiện, dễ tập trung cho công việc.
4. Theo bạn, điểm mạnh/điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Điểm mạnh: Bạn nên tìm kiếm danh sách điểm mạnh công việc kế toán và chọn ra 2 - 3 điểm phù hợp với bản thân. Ví dụ: khả năng tập trung, tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ, học hỏi nhanh,… Sau đó, bạn cần phải kể ra tình huống chứng minh bạn là người như vậy. Thông qua các buổi học nhóm, tham gia câu lạc bộ, công việc cũ.Điểm yếu: Tương tự điểm mạnh, bạn cũng nên tìm 1 - 2 điểm yếu của bản thân. Không ai là hoàn hảo, quan trọng là có biết cách khắc phục hay không. Thẳng thắn thừa nhận điểm yếu của mình nếu nó gây ảnh hưởng đến công việc, và nêu cách mà bạn đã và đang khắc phục chúng.
5. Nếu như có thầy cô hoặc bạn bè của bạn ở đây, bạn nghĩ họ sẽ nói gì về mình?
Đối với câu hỏi này, bạn nên nghĩ theo hướng tích cực và đưa ra câu trả lời chân thành. Lựa chọn các từ như: tích cực, tốt bụng, quan tâm đến bạn bè, nỗ lực học tập, giao tiếp tốt, tập trung cao. Điểm cộng cho bạn bạn nếu trình bày được nhận xét mà thầy cô và bạn bè hay thường nói về mình theo hướng tích cực. Bởi nó giúp bạn nhiều trong công việc thực tập, gắn kết với anh chị đồng nghiệp.6. Nếu được mô tả bản thân bằng 3 từ, bạn sẽ chọn từ gì?
Bạn có bị hoang mang khi gặp câu hỏi này. Đúng vậy, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi như vậy và bạn phải ngay lập tức đưa ra 3 từ mô tả bản thân. Vì không có thời gian suy nên câu trả lời của bạn luôn là những từ mô tả chính xác, chân thật con người bạn. Chỉ 3 từ nên các đặc điểm bạn chọn nên là các yếu tố nổi bật nhất, mang tính tích cực. Như vậy có thể thêm lý do để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.Đây là cách để bạn có thể lựa chọn từ mô tả tốt nhất: Chọn các từ phù hợp với công việc kế toán. Tránh các từ quá tự cao hoặc tự ti. Không dùng các từ mang tính cầu toàn, làm việc không mệt mỏi. Không lặp lại thông tin mà bạn đã nói trước đó.
Khi thật sự gặp câu hỏi như vậy, bạn phải bình tĩnh, suy nghĩ nhanh. Sau đây là một số từ bạn có thể lựa chọn để phù hợp với mình:
- Luôn suy nghĩ tích cực
- Lạc quan
- Tập trung cao
- Tự tin
- Hiểu rõ bản thân
- Có mục tiêu rõ ràng
- Chủ động trong công việc
- Luôn tìm tòi, học hỏi
- Đúng giờ
- Tinh tế
- Khả năng liên kết tốt, tư duy logic
7. Tại sao bạn lại chọn theo đuổi chuyên ngành kế toán?
Hãy nói đến khả năng, hoặc đam mê tài chính của bạn. Bạn có mục tiêu trở thành kế toán giỏi, muốn làm công việc này lâu dài chứ không phải chỉ để nhận được dấu mộc thực tập. Không có doanh nghiệp nào muốn tuyển một thực tập không muốn gắn bó và làm việc lâu dài với họ.8. Thành tích nào khiến bạn tự hào nhất?
Ở câu hỏi này, bạn hãy tự tin kể về giải thưởng từng đạt được khi còn học tập ở trường, hoặc khi tham gia các câu lạc bộ. Nếu chưa có thành tích, bạn có thể nói về quá trình mà bạn đạt được điều mình mong muốn. Hay quá trình bạn thay đổi mình trở nên hoàn hảo hơn.Ví dụ: “Trong quá trình học tập và đi làm thêm, tôi cải thiện được kỹ năng quản lý thời gian của mình. Tôi bắt đầu làm việc có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Kỹ năng này giúp tôi có được như ngày hôm nay. Và tôi tin rằng mình sẽ làm việc tốt hơn nữa. Tôi biết đó không phải là thành tựu to lớn, nhưng tôi tự hào vì mình luôn nỗ lực và cố gắng.”
9. Bạn có thể làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực cao và thay đổi liên tục hay là theo kế hoạch đã được lập trình sẵn?
Tất cả nhà tuyển dụng đều mong muốn ứng viên có thể làm việc dưới áp lực cao vì khối lượng công việc kế toán nhiều. Không chỉ vậy, kế toán cần có sự sắp xếp hợp lý, phân chia hợp lý theo kế hoạch.Vậy nên ứng viên thực tập kế toán cần thể hiện mình có khả năng làm việc với áp lực cao, cố gắng hết sức để hoàn thành công việc. Bạn nên kể về các lần bạn gặp áp lực khi học tập, làm thêm, tham gia câu lạc bộ. Hãy trình bày rõ ràng, tự tin cách bạn sắp xếp công việc đó như thế nào. Dù biết rằng không thể so sánh với nhân viên kế toán, nhưng bạn sẽ không ngừng học hỏi để có thể làm việc tốt hơn.
10. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí thực tập sinh này?
Sau tất cả, câu hỏi này để nhằm thể đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, sự tự tin của bạn cho vị trí này.Không nên chỉ trả lời: “Tôi chăm chỉ và luôn hoàn thành công việc”. Vì điều này rất dễ nói, và ai cũng sẽ nói như vậy. Thay vào đó, hãy nói rằng: “Bởi vì tôi có kiến thức kế toán tốt, kỹ năng tin học, hiểu biết phần mềm kế toán để hoàn thành công việc mà người hướng dẫn giao phó cho thực tập sinh.”
IV. Tham khảo một số câu hỏi tình huống dành cho thực tập sinh kế toán
- Bạn có từng gặp mâu thuẫn trong làm việc nhóm với bạn bè lần nào chưa?
- Bạn làm gì nếu gặp mâu thuẫn với các với đồng nghiệp. Có muốn đổi qua đội khác để làm việc không?
- Khi thực tập tại đơn vị, bạn nghĩ mình cần làm gì để có thể hỗ trợ tốt cho đồng nghiệp?
- Hãy kể lần làm việc nhóm mà bạn có đưa ra ý kiến làm thay đổi suy nghĩ của mọi người?
- Nếu được giao nhiệm vụ làm team leader thì bạn tạo động lực và gắn kết các thành viên bằng cách nào?
- Bạn làm gì nếu có thành viên luôn phàn nàn, không chịu phấn đấu làm việc trong nhóm của mình?
- Khó khăn trong cuộc sống, trong học tập mà bạn đã trải qua?
- Làm thế nào bạn vượt qua các deadline bài tập khi còn là sinh viên?
- Hàng ngày bạn có lên lịch trình việc phải làm và hoàn thành không, cho ví dụ cụ thể?
Bởi vì các tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra cho thực tập sinh thường sẽ xoay quanh vấn đề giải quyết mâu thuẫn khi làm việc nhóm, cách sắp xếp công việc và sinh hoạt. Vì vậy, bạn có thể chuẩn bị trước một vài đáp án để nói chuyện tự tin hơn. Bạn nên nói đến các buổi học nhóm về kế toán, các hoạt động câu lạc bộ. Hãy linh hoạt lồng ghép, thay đổi cho phù hợp với mỗi câu hỏi.
V. Những câu nói cần tránh khi xin việc làm thực tập sinh
1. Tôi được trả bao nhiêu tiền cho công việc này?
Khi đi phỏng vấn thực tập sinh kế toán, bạn không nên hỏi về tiền lương trước nhà phỏng vấn. Bởi vì bạn đang không có kinh nghiệm và cần công ty hỗ trợ viết báo cáo, tạo cơ hội phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm.Khi đi làm thì đều mong muốn nhận được mức lương xứng đáng. Tuy nhiên bạn không thể so sánh với các nhân viên đã có rất nhiều kinh nghiệm, có đóng góp lớn. Bên phía công ty thường sẽ có hỗ trợ thực tập cho các chi phí cơ bản. Các điều này đã được ghi chú rất rõ trong bài tuyển dụng. Nên khi nhà tuyển dụng chưa nói gì, bạn không nên nhắc tới lương, điều đó được cho là không lịch sự, thiếu sự tôn trọng.
2. Quản lý và công ty trước đây của tôi thật tồi tệ
Khi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng có thể hỏi về nơi bạn đã từng làm việc trước đây, lý do nghỉ việc. Hãy chân thành trả lời theo cách suy nghĩ của bạn. Lưu ý, bạn có thể nói đến các bất cập của công ty cũ, nhưng không được nói xấu. Dùng thái độ khách quan khi nhắc đến nơi làm việc cũ và đừng nói quá nhiều. Không có nhà tuyển dụng nào thích nghe bạn nói về điều tồi tệ của quản lý công ty cũ, bởi vì họ nghĩ rằng sau này bạn cũng sẽ nói xấu về công ty này.3. Tất cả đều có trong CV xin việc của tôi
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi bạn lại các thông tin cơ bản đã có trong CV. Đây là cơ hội để bạn thể hiện kỹ năng thuyết trình, gây ấn tượng với họ. Giới thiệu bản thân đơn giản và các thành tích đạt được, lý do bạn ứng tuyển công việc này. Đừng nghĩ rằng có trong CV sao phải hỏi lại. Trong buổi phỏng vấn, hai bên cần trao đổi với nhau, không phải để đọc CV của bạn. Có nhà tuyển dụng muốn nghe cách bạn trả lời. Nếu trả lời “Tất cả đều có trong CV của tôi.” mà không lý giải thêm, thì bạn có lẽ sẽ phải kết thúc phỏng vấn nhanh chóng.4. Tôi không có điểm yếu nào cả
Không nên nói rằng bạn không có bất kỳ điểm yếu nào, như vậy có vẻ kiêu ngạo và không hiểu bản thân mình. Không có ai là hoàn hảo cả, vậy nên hãy chân thành chia sẻ điểm yếu. Tuy nhiên, bạn phải chọn điểm yếu không ảnh hưởng nhiều đến công việc ứng tuyển. Đừng quên đề cập cách bạn đã và đang khắc phục nó.Trước khi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị sẵn các điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến công việc. Chọn điểm yếu phù hợp với mình, soạn trước đoạn trả lời để có thể nói lưu loát hơn. Có câu trả lời thông minh khi nói về điểm yếu, đôi khi lại trở thành điểm mạnh của bạn. Vì bạn đã vượt qua và trở thành một “phiên bản” tốt hơn.
5. Tôi không có gì để hỏi thêm
Chắc hẳn các bạn luôn băn khoăn không biết phải hỏi gì nếu nhà phỏng vấn hỏi rằng có câu hỏi nào dành cho họ không. Bạn không nên nói tôi không có câu hỏi nào hay dạ không. Thay vào đó, hãy dựa vào tình huống cụ thể phỏng vấn mà đặt ra các vấn đề chưa được nhắc tới như mức hỗ trợ thực tập, văn phòng làm việc trực tiếp có bao nhiêu người.Một mẹo cho các bạn là hãy xoay quanh vấn đề công việc, văn phòng, đồng nghiệp mới, văn hóa công ty. Các câu hỏi này cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự mong muốn làm việc tại công ty.
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/bo-cau-hoi-phong-van-thuc-tap-sinh-ke-toan-kem-cau-tra-loi-day-du-chi-tiet-1072