Trong bài viết này công ty sẽ chia sẻ về chủ đề "Hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp nào?". Cùng tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé
1. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp nào?
Hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông
tư 195/2015/TT-BTC như sau:
Đối tượng không chịu thuế
...
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
...
2.3. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn
không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái
xuất khẩu.
Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn
không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái
nhập khẩu.
2.4. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong
thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm
nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai
mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt
theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu không
phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu nếu
thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định
của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất có được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm
nhập tái xuất được quy định tại khoản 1 Điều 7
Thông tư 195/2015/TT-BTC
như sau:
Hoàn thuế
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu
và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông
qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của
các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các
phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính
phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm
nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng
với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn
lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để
phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất
khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít
hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất
có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp
đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định
của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà
được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB
phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải
nộp đủ số phải nộp.
...
Như vậy, hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh
hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc
biệt đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
3. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 5
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
như sau:
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính
thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân
với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế
suất
Công ty Kế toán AGS cảm bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo chúng tôi để cập thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hang-hoa-tam-nhap-khau-tai-xuat-khau-khong-phai-nop-thue-tieu-thu-dac-biet-trong-truong-hop-nao-380778-149248.html