Cách Ứng Dụng MBTI Trong Quản Trị Nhân Sự

2024/10/10

Kỹnăng_Quảnlý-Lãnhđạo


Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề MBTI và cách ứng dụng MBTI vào trong hoạt động quản trị nhân sự. Trong quản trị nhân sự, việc tìm kiếm các phương pháp để giúp quản lý và tăng cường hiệu quả là một nhu cầu cấp thiết. Một trong những phương pháp đang được sử dụng phổ biến là sử dụng MBTI. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. MBTI là gì?

MBTI là một bài kiểm tra tính cách dựa trên lý thuyết về cách mọi người đưa ra quyết định và nhận thức thế giới. Bài kiểm tra này được phát triển bởi Katharine Cook Briggs và con gái bà, Isabel Briggs Myers, vào những năm 1940. MBTI dựa trên lý thuyết của Carl Jung về các loại tính cách, trong đó cos6 loại tính cách cơ bản khác nhau. MBTI đo lường tính cách dựa trên bốn cặp đối lập:
  • Extraversion – Hướng ngoại (E) và Introversion – Hướng nội (I)
  • Sensing – Quan sát (S) và Intuition – Ứng biến (N)
  • Thinking -Tư duy (T) và Feeling – Cảm xúc (F)
  • Judging – Tổ chức (J) và Perceiving – Linh hoạt (P)

Mỗi người có một loại tính cách MBTI duy nhất, được tạo thành từ bốn chữ cái. Ví dụ, một người có thể là ENFP, ISTJ, hoặc INTJ. Có tổng cộng 16 loại tính cách MBTI khác nhau.

2. Ý nghĩa của việc hiểu và áp dụng MBTI là gì?

MBTI có thể giúp bạn hiểu bản thân và người khác tốt hơn. Bên cạnh đó, MBTI có thể giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, tìm hiểu những gì bạn thích và không thích, xác định loại nghề nghiệp phù hợp với bạn. Trong quản trị nhân sự, MBTI có thể được sử dụng để: 
  • Hiểu và đánh giá nhân viên: MBTI có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách của nhân viên, từ đó có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ, cũng như những gì họ thích và không thích. Điều này có thể giúp bạn trong việc phân công công việc, đào tạo và phát triển nhân viên, cũng như tạo ra môi trường làm việc phù hợp với từng cá nhân
  • Tuyển dụng nhân viên: MBTI có thể giúp bạn lựa chọn những ứng viên có tính cách phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc của công ty. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu xung đột và tạo ra một đội ngũ làm việc hiệu quả
  • Xây dựng đội ngũ: MBTI có thể giúp bạn hiểu và hòa hợp các cá nhân trong đội ngũ với nhau. Điều này có thể giúp bạn tạo ra một đội ngũ làm việc hiệu quả và có tinh thần đồng đội cao
  • Giải quyết xung đột: MBTI có thể giúp bạn hiểu nguyên nhân của xung đột và tìm cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Điều này có thể giúp bạn tạo ra một môi trường làm việc hòa bình và thân thiện

3. Các yếu tố cơ bản cần xem xét trong MBTI là gì?

Vậy, những yếu tố cơ bản mà bạn cần lưu ý khi xem xét MBTI là gì? Để xem xét rằng bạn hoặc nhân viên thuộc yếu tố nào trong MBTI, bạn cần xem xét 4 yếu tố sau:
  • Cách tiếp thu thông tin (Phân biệt P và J): Yếu tố này sẽ xác định cách mà người đó tiếp thu thông tin và đối diện với thế giới xung quanh. Người thuộc loại “P” (Perceiving) thích ứng biến, linh hoạt, thích khám phá và chọn lựa, thường giữ tâm trạng mở, linh hoạt. Trong khi đó, người thuộc loại “J” (Judging) thích sắp xếp, kế hoạch, thích có sự kiểm soát, quyết định nhanh chóng.
  • Quyết định (Phân biệt T và F) Đây là yếu tố giúp xác định cách người đó ra quyết định và đối diện với thông tin. Người thuộc loại “T” (Thinking) thường dựa vào logic, tiêu chuẩn khách quan, phân tích thông tin để ra quyết định. Trong khi đó, người thuộc loại “F” (Feeling) thường dựa vào cảm xúc, giá trị cá nhân, hiểu cảm của mình để ra quyết định.
  • Tương tác xã hội (Phân biệt E và I): Yếu tố xác định cách người đó tương tác và lấy năng lượng từ môi trường xung quanh. Người thuộc loại “E” (Extraversion) thường thích tương tác với người khác, hướng ngoại và lấy năng lượng từ việc giao tiếp xã hội. Trong khi đó, người thuộc loại “I” (Introversion) thường thích tập trung vào bản thân, hướng nội và lấy năng lượng từ việc tự suy nghĩ và tập trung vào nội tâm.
  • Cách làm việc (Phân biệt S và N): Yếu tố này xác định cách mà người đó xử lý thông tin và nhìn nhận thế giới. Người thuộc loại “S” (Sensing) thường tập trung vào chi tiết, thực tế, thông tin hiện tại. Trong khi đó, người thuộc loại “N” (Intuition) thường tập trung vào ý tưởng, khái niệm, thông tin ẩn sau hiện tại

4. Cách ứng dụng MBTI trong quản trị nhân sự

Bên cạnh những vấn đề trên, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về trong quản trị nhân sự cách để ứng dụng MBTI là gì, hãy cùng tham khảo ngay những ứng dụng dưới đây của MBTI nhé.

4.1 Đánh giá và phân tích tính cách cá nhân

Trong quản trị nhân sự, bạn có thể sử dụng MBTI có thể giúp cải thiện quá trình tuyển dụng, xây dựng đội nhóm hiệu quả, đào tạo và phát triển cá nhân, quản lý hiệu quả và giải quyết xung đột. Bằng cách hiểu rõ tính cách của từng nhân viên, nhà quản lý có thể tối ưu hóa sự phù hợp giữa công việc và cá nhân, đồng thời xây dựng môi trường làm việc tích cực và động viên. Cụ thể, trong MBTI sẽ phân thành 16 nhóm tính cách như sau:
ISTJ (Người quan tâm, thích tập trung vào chi tiết): Trung thực, tổ chức, tận tâm và thực tế. 
ISFJ (Người quan tâm, thích tập trung vào cảm xúc): Tận tâm, tử tế, trung thành và quan tâm đến người khác. 
INFJ (Người có tầm nhìn, thích tập trung vào cảm xúc): Tôn trọng, tận tâm, có tầm nhìn và nhạy cảm. INTJ (Người có tầm nhìn, thích tập trung vào chi tiết): Tư duy sắc bén, quyết đoán, tự tin và nhạy cảm.
ISTP (Người khéo léo, thích tập trung vào chi tiết): Thực tế, khéo léo, thích khám phá và lạc quan. 
ISFP (Người khéo léo, thích tập trung vào cảm xúc): Nhạy cảm, tận tâm, sáng tạo và thích hỗ trợ người khác. 
INFP (Người tôn trọng, thích tập trung vào cảm xúc): Tôn trọng, nhạy cảm, tư duy sâu sắc và trung thành. 
INTP (Người tôn trọng, thích tập trung vào chi tiết): Tư duy sắc bén, tự tôn, linh hoạt và có trí tưởng tượng phong phú.
ESTP (Người năng động, thích tập trung vào chi tiết): Lanh lợi, năng động, thích thử thách và thích giải quyết vấn đề. 
ESFP (Người năng động, thích tập trung vào cảm xúc): Vui vẻ, năng động, sẵn lòng giúp đỡ và thích hòa đồng. 
ENFP (Người lạc quan, thích tập trung vào cảm xúc): Nhiệt tình, trực giác, sáng tạo và thích thúc đẩy người khác. 
ENTP (Người lạc quan, thích tập trung vào chi tiết): Tinh tế, sáng tạo, thích thách thức và thích tranh luận.
ESTJ (Người quyết đoán, thích tập trung vào chi tiết): Quyết đoán, tổ chức, thực tế và thích lãnh đạo. ESFJ (Người quyết đoán, thích tập trung vào cảm xúc): Quan tâm, tử tế, trung thành và thích hỗ trợ người khác. 
ENFJ (Người nhân ái, thích tập trung vào cảm xúc): Nhân ái, tận tâm, lãnh đạo và thích khích lệ người khác. 
ENTJ (Người nhân ái, thích tập trung vào chi tiết): Lãnh đạo, quyết đoán, tự tin và thích giải quyết vấn đề.

4.2 Sắp xếp nhân viên vào các vị trí phù hợp với tính cách

Phân tích tính cách MBTI cũng sẽ giúp quá trình quản trị nhân sự tối ưu hóa việc phân công công việc và xây dựng đội ngũ hiệu quả. Hiểu rõ tính cách của từng nhân viên dựa trên MBTI giúp xác định phong cách làm việc, sở trường và điểm mạnh của họ.

Nhân viên được định vị vào vị trí phù hợp giúp họ làm việc hiệu quả, tận dụng sở trường, đồng thời tạo môi trường làm việc tích cực và động viên nhằm nâng cao hiệu suất làm việc và sự hài lòng trong công việc.

4.3 Kết hợp để xây dựng đội nhóm hiệu quả

Bạn cũng có thể sử dụng phân tích tính cách MBTI để xây dựng đội nhóm hiệu quả trong quản trị nhân sự. MBTI sẽ giúp bạn hiểu rõ tính cách của từng thành viên trong đội nhóm giúp nhận biết sở trường, cách làm việc, và phong cách tương tác của họ.
Khi phối hợp những người có các tính cách khác nhau, đội nhóm trở nên đa dạng và cân bằng, tăng cường khả năng sáng tạo và đưa ra quyết định thông minh. Sự hiểu biết và tôn trọng tính cách cá nhân cũng giúp giảm xung đột, tạo môi trường hợp tác tích cực.

4.4 Định hướng và phát triển nghề nghiệp

Định hướng và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên là điều quan trọng để giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài. Và bạn có thể sử dụng các phân tích về MBTI để thực hiện điều này hiệu quả hơn.
Bằng cách hiểu rõ tính cách cá nhân, nhà quản trị có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp và vị trí công việc phù hợp với ưu điểm, sở trường của nhân viên. MBTI cũng hỗ trợ xác định các khía cạnh cần phát triển để nâng cao hiệu suất làm việc và phát triển sự nghiệp. Điều này giúp tăng khả năng thăng tiến và sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

4.5 Xác định phong cách giao tiếp phù hợp

MBTI cũng có thể giúp nhà quản lý xác định phong cách giao tiếp phù hợp với nhân viên, từ đó giúp thúc đẩy quá trình làm việc được hiệu quả hơn. MBTI sẽ giúp bạn nhận biết cách mà mỗi cá nhân tiếp nhận và truyền đạt thông tin, từ đó tăng cường giao tiếp hiệu quả và giảm xung đột trong công việc. Việc sử dụng phong cách giao tiếp phù hợp dựa trên tính cách cá nhân giúp xây dựng môi trường làm việc hòa hợp và động viên sự hợp tác trong tổ chức.

4.6 Tận dụng để thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới

Để tận dụng và thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới trong quản trị nhân sự, bạn cũng có thể sử dụng phân tích tính cách MBTI. Bằng cách hiểu rõ tính cách cá nhân, nhà quản trị có thể tạo điều kiện thuận lợi để mỗi nhân viên sử dụng sở trường và khả năng sáng tạo của họ. Việc kết hợp các loại tính cách khác nhau trong đội ngũ cũng tạo ra môi trường đa dạng, kích thích ý tưởng mới và khám phá các giải pháp đột phá, giúp tổ chức tiến bộ, đạt được sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh.
Sau khi hoàn thành bài test, bạn sẽ nhận được kết quả về loại tính cách MBTI của mình. Bạn có thể sử dụng kết quả này để hiểu bản thân và người khác tốt hơn, cũng như để tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp phù hợp với tính cách của bạn. 
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://tuyendung.topcv.vn/bai-viet/mbti-la-gi/


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ