Một trưởng phòng nhân sự thì có tướng tá diện mạo thế nào? Đó là một câu hỏi chung mà rất khó để trả lời chính xác, nhưng không phải là không thể khắc họa một mẫu người lý tưởng cho công việc này. Bài viết này sẽ “vẽ” cho bạn bức chân dung của một HR Manager thực thụ.
Cùng AGS tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. HR Manager là gì?
- Quản lý tuyển dụng trong công ty
- Quản lý đào tạo nhân sự
- Quản lý chính sách
- Đưa ra định hướng nhân sự
2. Vai trò của HR Manager
HR là gì ? |
Quản lý nhân sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc doanh nghiệp. Họ là cầu nối giữa mọi người trong doanh nghiệp và là người giải quyết các vấn đề nội bộ một cách hiệu quả.
2.1. Về con người
Tuyển dụng
- Đánh giá và đưa ra đề xuất về nhu cầu tuyển dụng.
- Thu hút tuyển dụng qua xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tuyển dụng.
- Viết bản mô tả công việc và bản tin tuyển dụng cho các vị trí cần thiết.
- Phỏng vấn và tuyển chọn.
- Đào tạo, giúp người mới hòa nhập về cả kỹ năng và tính cách để phù hợp với cộng đồng.
- Quản lý các giấy tờ biểu mẫu liên quan đến quy trình tuyển dụng.
Đào tạo và phát triển con người
Việc onboarding nhân viên mới và kích thích họ
phát triển là việc chắc chắn phải làm trong doanh nghiệp. Trong thế giới kinh
doanh hiện đại, công nghệ thông tin khiến mọi thứ thay đổi như chong chóng nên
các nhân viên có kinh nghiệm cũng cần được trau dồi hằng ngày và người quản lý
nhân sự có thể là cầu nối về quan hệ giúp giảm thiểu chi phí học tập và kích
thích khả năng học hỏi trong mỗi nhân viên.
Các công việc chính trong mảng đào tạo mà một HR Manager cần quản lý đó là:
- Quan sát và đề xuất đào tạo: Nhiệm vụ của HR Manager có thể là lên khung chương trình hoặc đứng ra tổ chức lớp học và mời các diễn giả, thầy giáo giỏi về một số lĩnh vực cần thiết để trực tiếp giảng dạy. Đôi khi có thể là học Online và có hỗ trợ học phí cho các cá nhân tham gia học tập.
- Tổ chức đào tạo: Địa điểm, hình thức, người dạy, chi phí, thời gian, … là những gì mà một người quản lý cần để tâm.
- Hỗ trợ kiểm tra đầu ra và khảo sát sau khóa học: HR Manager cần nắm được là nhân sự học tập có hiệu quả không, có ứng dụng được kiến thức không để đo lường được hiệu quả về chi phí khi bỏ ra cho nhân viên đi học. Sau đó, doanh nghiệp cần tạo những khảo sát để biết rằng liệu có nên tổ chức các khóa học kiểu như này nữa không.
- Quản lý giấy tờ liên quan tới quá trình đào tạo: Các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận hoàn thành khóa học sau đào tạo, các chi phí thuê địa điểm, mời diễn giả, mẫu thu hoạch cho mỗi nhân viên sau buổi học, … đều cần được quản lý Nhân sự nắm giữ và quản lý.
Đánh giá và quản lý nhân sự
2.2. Về tổ chức
Văn hóa doanh nghiệp
- Biểu mẫu thống kê công và chấm lương: Phần này nhà quản lý có thể sử dụng công cụ kế toán hỗ trợ.
- Thông thạo cách tính lương Net và lương Gross: Việc này nhằm kiểm soát chất lượng công việc của cấp dưới bởi thường quản lý sẽ không phải ngồi tận tay là bảng lương.
- Tổ chức chấm công, chấm lương thưởng theo nhóm: Đây là phần nhằm giúp quá trình chấm công minh và nhanh nhất.
- Hoạch định các chính sách lương, thưởng, số ngày nghỉ phép, phụ cấp lễ Tết,… Quản lý sẽ đưa ra các chính sách lương và thưởng tốt cho nhân viên kèm theo đó là sự minh bạch. Quản lý cũng cần lắng nghe phản hồi của nhân viên về các mức thưởng. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa, du lịch tập thể, … có thể cân nhắc tùy theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lãnh đạo và hỗ trợ lãnh đạo
Nhà quản lý HR làm việc với con người và là người của công chúng. Họ lắng nghe và kết nối nên nếu có khả năng lãnh đạo, hiểu quả công việc sẽ cao hơn nhiều. Chính bởi lý do đó, những nhà làm doanh nghiệp thường trọng dụng các quản lý HR có khả năng hoặc tố chất lãnh đạo tốt.
3. Kỹ năng chuyên môn và tố chất của người làm nhân sự
- Tố chất lãnh đạo: Đây cần là người có thể gây dựng lòng tin, lời nói thoát ra phải có trọng lượng và thuyết phục. Họ cần cư xử đúng mực và biết lắng nghe, tôn trọng mọi người.
- Tố chất tư duy logic: Họ phải là người có tư duy mạch lạc, rõ ràng nếu không sẽ bị rối bởi như bạn đọc có thể thấy khối lượng công việc không hề ít của quản lý nhân sự. Tất nhiên, độ căng thẳng phụ thuộc vào nơi làm việc và quy mô của công ty nhưng áp lực ở công ty nhỏ nhất cũng không dễ chịu.
- Tố chất thấu hiểu: Họ cần đưa ra các đánh giá lý trí nhưng cũng cần cân nhắc cái “tình”. Người có tố chất thấu hiểu có thể đưa ra những đánh giá công tâm như vậy.
Rất nhiều các kỹ năng từ lớn tới nhỏ mà một trưởng phòng nhân sự cần phải thuần thục. Trên thị trường lao động bây giờ, vị trí quản lý HR cũng là một vị trí cạnh tranh cao nhưng mà là giữa các doanh nghiệp bởi người tài thiếu việc thật là hiếm.
4. Kết luận
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://base.vn/blog/hr-manager/