Tìm hiểu về nghệ thuật hát Xoan - Di sản văn hóa phi vật thể được UNESSCO công nhận

2024/10/30

ViệtNam-Disản ViệtNam-Disảnthếgiới ViệtNam-Vănhóa

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề nghệ thuật hát Xoan. Hát xoan là một loại hình nghệ thuật truyền thống của người dân tộc Kinh Bắc, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Tuy nhiên, với nhiều người thì đây là một nghệ thuật lạ lẫm và xa xôi. Vậy hát xoan là gì, nguồn gốc của nó từ đâu và những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật này.
Cùng AGS tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm về hát Xoan

Hát Xoan là một loại hình dân ca lễ nghi phong tục thờ thần, thành hoàng thường được biểu diễn trong các dịp lễ đầu xuân tại vùng đất Phú Thọ - nơi gắn bó với các vị vua Hùng.
Hát Xoan còn được gọi là hát cửa đình hay Khúc môn đình, bao gồm các yếu tố nghệ thuật cơ bản như hát, ca múa, nhạc phục vụ tín ngưỡng chung của cộng đồng.
Năm 2011, hát Xoan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Điều này là minh chứng cho giá trị và ý nghĩa của nghệ thuật hát Xoan đối với người dân và văn hóa Việt Nam nói riêng, và cả thế giới nói chung.

2. Nguồn gốc của hát Xoan Phú Thọ

Không có thông tin chính xác về nguồn gốc của nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ. Theo truyền thuyết, khi vua Hùng tìm đất để xây dựng đô thành, ông đã dừng chân tại Phù Đức - An Thái, quê của nghệ thuật Xoan và nhìn thấy lũ trẻ đang hát múa vui tươi.
Vua đã rất thích và dạy cho chúng một số điệu múa gọi là điệu Xoan tiên. Theo một truyền thuyết khác, vợ của vua Hùng bị khó sinh nên đã mời nàng Quế Hoa, người có tài nghệ múa hát hơn người, về biểu diễn và giúp bà sinh ba người con trai tuấn tú, tài giỏi. Vua rất vui mừng nên đã cho công chúa và cung nữ học theo điệu múa của nàng Quế Hoa. Thời gian đó đúng vào mùa xuân nên hát Xoan ban đầu được gọi là hát Xuân.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ thuật hát Xoan chính thức xuất hiện vào thế kỷ 15, vào thời kỳ Hậu Lê. Lời ca của Xoan rất giống với văn chương, phong cách sử dụng ngôn từ của thời kỳ này với thể thất ngôn, xen kẽ những câu 6 tiếng.

3. Đặc điểm nghệ thuật của hát Xoan

Khác với các loại hình nghệ thuật dân gian thông thường, hát Xoan được ứng dụng phổ biến trong các nghi lễ tôn vinh tổ tiên, do đó nó có những đặc điểm đặc trưng như:

3.1. Hát Xoan mang giá trị tín ngưỡng

Hát Xoan có ý nghĩa tôn vinh tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng và tổ tiên của người Việt. Ngoài việc biểu diễn trong các dịp giỗ tổ và lễ hội tưởng nhớ tổ tiên, nó còn được trình diễn nhiều tại các đình, chùa, đền ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Các câu hát Xoan thường thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ công ơn của vua Hùng và tổ tiên, đồng thời mong muốn được phù hộ, có mùa màng bội thu, an khang thịnh vượng.
Ca từ của Xoan được viết bằng ngôn ngữ dân dã và kết hợp với sự trang nghiêm, nho nhã để thể hiện sự thành kính và tôn trọng đối với các vị vua Hùng và thần linh.

3.2. Hát Xoan mang tính giá trị nghệ thuật độc đáo

Hát Xoan là một hình thức nghệ thuật kết hợp giữa ca múa, nhạc, và thơ. Dù không được biểu diễn thường xuyên trên các hệ thống âm thanh và sân khấu hội trường hiện đại, hình thức này vẫn có tính nghệ thuật cao.
Những điệu múa và giai điệu hòa quyện với nhau, được trình diễn trên các chiếu và được dẫn cách bởi những người kép nam đứng bên cột đình. Điều đặc biệt của Hát Xoan là sự đối đáp, giao lưu giữa các làng Xoan với nhau, một điểm khó có thể tìm thấy ở bất kỳ hình thức nghệ thuật nào khác

3.3. Hát Xoan mang tính cộng đồng cao

Ban đầu, hát Xoan chỉ được biểu diễn trước bàn thờ để cầu nguyện thần linh phù hộ. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng, hình thức nghệ thuật này đã mở rộng ra các không gian lớn hơn như sân đình, chùa, với sự tham gia đông đảo của nhiều người.
Nội dung của các bài Xoan ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn, bao gồm các lối hát giao duyên nam nữ, phú, lý, ghẹo và cả các trò chơi để thu hút sự chú ý của khán giả. Hiện nay, các buổi hát Xoan đầu năm không chỉ có sự tham gia biểu diễn của các nghệ nhân mà cả những người tham dự để thờ cúng cũng có thể tham gia vào buổi hát Xoan.

3.4. Hát Xoan là kết quả của quá trình sáng tạo mạnh mẽ

Những nghệ nhân làng Xoan không chỉ tạo ra sự độc đáo qua điệu múa và tiếng hát, mà còn thông qua các chủ đề được đổi mới, mở rộng và sử dụng từ ngữ khác nhau. Mỗi làng Xoan mang những đặc trưng riêng, tạo ra sự đa dạng và sáng tạo trong cách biểu diễn.
Xuất phát từ bốn làng cổ ở Phú Thọ, hát Xoan đã nhanh chóng lan rộng và phát triển ở nhiều vùng miền khác nhau, tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Sự tồn tại và phát triển lâu dài của loại hình nghệ thuật này được giữ gìn và phát triển bởi sự tin tưởng của dân ta vào tín ngưỡng cũng như sự sáng tạo không ngừng của các cộng đồng Xoan. Chúng gìn giữ nét đẹp cổ xưa và đồng thời tạo thêm những nét mới, thu hút người dân tham gia và yêu thích.

3.5. Các nhạc cụ được sử dụng trong hát Xoan

Loại hình nghệ thuật hát Xoan sử dụng những nhạc cụ đặc trưng như trống và phách tre trong các buổi biểu diễn. Trong đó, kép nam là người đảm nhận vai trò lĩnh xướng và múa đệm, thường sử dụng trống con và trống cái để tạo nên nhịp điệu và âm thanh đặc trưng của loại hình nghệ thuật này.

3.6. Trang phục trong hát Xoan

Trong màn trình diễn của nghệ thuật Xoan, trang phục cũng là một phần không thể thiếu để tạo nên sự đẹp mắt và thu hút khán giả. Nam giới thường khoác áo thể, kết hợp với khăn xếp và quần trắng.
Trong khi đó, phụ nữ thường mặc áo năm thân, khăn mỏ quạ, áo cánh trắng, yếm điều và thắt lưng bằng các dải yếm màu sắc khác nhau, kết hợp với quần lụa và đeo xà tích. Mỗi loại trang phục lại mang một ý nghĩa, một thông điệp riêng, tạo nên sự độc đáo, đặc sắc cho từng nhân vật trong màn trình diễn

4. Các phần trong hát Xoan

Phần 1 - Hát nghi lễ

Đây là phần đầu tiên trong buổi biểu diễn hát Xoan, được dành riêng cho các nghi lễ cúng bái thần linh và vua Hùng. Vì đây là phần vô cùng quan trọng, những nghệ nhân được tuyển chọn kỹ lưỡng và khắt khe để trình diễn. Phần hát nghi lễ này phải hoàn hảo từ trang phục, giọng hát và phần múa.
Trong phần này, các mâm cúng sẽ được dâng lên và sau đó là màn mời đón đức vua về làng. Sau khi hoàn thành lễ cúng, đoàn kiệu bát công do tám chàng trai trẻ tuấn tú chưa lập gia đình và nhà không có tang sẽ đầy đủ phướn, trướng, chiêng vang lên để rước vua từ điện về đình. Dưới gầm kiệu là bốn xoan đào trẻ tuổi chưa lập gia đình sẽ hát điệu phụ giá.

Phần 2 - Hát quả cách

Phần quả cách trong hát Xoan là phần rất đa dạng và được biến tấu một cách linh hoạt để phù hợp với mọi tầng lớp xã hội và mọi độ tuổi.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại 15 loại quả cách gồm: nhàn ngân cách, xoan thời cách, tràng mai cách, đồng dẫy cách, mục đồng cách, thuyền chèo cách, tứ mùa cách, kiều giang cách, chơi dân cách và nhiều loại khác. Các quả cách này được biểu diễn một cách sáng tạo và đa dạng để tạo ra những trải nghiệm âm nhạc độc đáo và thu hút đông đảo khán giả.

Phần 3 - Hát giao duyên

Phần kết thúc của biểu diễn Xoan Phú Thọ là Hát giao duyên - một phần màn trình diễn tình cảm, gần gũi và lôi cuốn giữa các cặp nam nữ. Các kiểu hát giao duyên thường được sử dụng như hát Bỏ Bộ, đố Huề, hát Huề, hát Bợm, hát Đúm, đố Chữ... Trong đó, múa Bỏ bộ thường được biểu diễn để minh họa cho lời hát, đồng thời tạo ra sự sống động và chân thật nhất.

5. Các làng hát Xoan nổi tiếng hiện nay

Xoan, một loại hình nghệ thuật cổ truyền có nguồn gốc từ Phú Thọ, đã nhanh chóng lan rộng ra các khu vực ven sông Lô, sông Hồng và Vĩnh Phúc. Hiện nay, chỉ còn có khoảng 150 nghệ nhân hát Xoan, trong đó chỉ có 10 người có khả năng truyền dạy.
Tại Phú Thọ, gần 100 người tham gia các phường Xoan nhưng chỉ có 50 người biết hát và các di tích đình miếu biểu diễn hát Xoan hiện còn khoảng hơn 10 nơi. Tình trạng suy giảm đang dần diễn ra nhưng bộ Văn hoá đang triển khai nhiều chương trình để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xoan, một loại di sản văn hoá phi vật thể quan trọng của nhân loại.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://baochauelec.com/hat-xoan-la-gi-nguon-goc-tu-dau-dac-diem?srsltid=AfmBOopQjkSBZLO8GoTmFEMMoT7FvpT47HTtDAPbbEoP44YTiLAnlkVo

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ