Từ Điển Năng Lực: Knowledge, Skill

2024/10/01

Kỹnăng_Cánhân Kỹnăng_Quảnlý-Lãnhđạo Nhânsự-Tuyểndụng

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Từ điển năng lực tổng hợp đầy đủ các tiêu chí xét duyệtphân loại năng lực ở các cấp độ khác nhau, giúp cho các chủ doanh nghiệp hoặc nhà tuyển dụng dễ dàng tìm kiếm được các nhân sự có năng lực phù hợp.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Từ điển năng lực là gì?

Từ điển năng lực là bộ tập hợp các năng lực được chuẩn hóa và áp dụng chung cho tất cả chức danh tại doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa và đặc thù tính chất công việc.

Những bộ từ điển năng lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đều được xây dựng dựa trên mô hình ASK – mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp gồm ba nhóm chính:

  • Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy
  • Skill (Kỹ năng): Kỹ năng thao tác


2. Danh sách Bộ từ điển năng lực

Dưới đây là bộ Từ Điển Năng Năng lực để bạn tiện cứu:

2.1 Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ

Sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ là khả năng một người thấu hiểu các khái niệm, quy trình làm việc, công cụ và kỹ thuật của vị trí nhằm phục vụ cho việc hoàn thành các yêu cầu của công việc.

2.1.1 Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Bên cạnh việc thể hiện qua số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực, khả năng hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ còn được thể hiện qua các hành vi sau:Mức độ 5: Có khả năng đào tạo cho những người mới về chuyên môn nghiệp vụ. Đúc rút được những phương pháp, kĩ thuật mới để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Có khả năng xử lí hiệu quả được mọi tình huống có thể phát sinh trong công việc
  • Mức độ 4: Đánh giá được hiệu quả công việc của những người khác cùng chuyên môn nghiệp vụ. Phân tích được những tình huống phát sinh trong trong công việc
  • Mức độ 3: Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết về chuyên môn vào công việc, thực hiện công việc một cách có định hướng.
  • Mức độ 2: Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa được một số lượng lớn các lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ, chủ động cập nhật các kiến thức mới về nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
  • Mức độ 1: Chủ động tìm hiểu và ghi nhớ các lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ

2.1.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn

  1. Bạn định nghĩa như thế nào về công việc X?
  2. Theo bạn một người như thế nào là người có khả năng thực hiện tốt được công việc này?
  3. Bạn tìm hiểu những kiến thức về nghiệp vụ này như thế nào?
  4. Mô tả lại một lần bạn giải quyết được một tình huống dựa trên những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này.
  5. Nếu như phải hướng dẫn cho một người về công việc X thì bạn sẽ nói những gì?

2.2 Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)

Khả năng sử dụng ngôn ngữ (tiếng Anh) được chia thành 6 mức độ theo chuẩn quốc tế như sau:
  • PROFICIENT (TOEFL 94 – 120 | IELTS 8.0 – 9.0 | TOEIC 905 – 990): Đây là cấp độ tiếng Anh cao nhất. Bạn có thể dễ dàng và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác với người bản xứ trong bất kỳ tình huống và về chủ đề nào.
  • ADVANCED (TOEFL 79 – 93 | IELTS 6.5 – 7.5 | TOEIC 785 – 900): Bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong phần lớn các tình huống với độ chính xác cao về mặt ngữ pháp và sử dụng từ vựng phong phú.
  • UPPER INTERMEDIATE (TOEFL 60 – 78 | IELTS 5.5 – 6.0 | TOEIC 705 – 780): Bạn có thể giao tiếp và hiểu người bản xứ trong các tình huống xảy ra hàng ngày. Giáo viên đôi khi không hiểu ý bạn và mức độ mắc lỗi ngữ pháp, câu… ở mức trung bình.
  • INTERMEDIATE (TOEFL 46 – 59 | IELTS 4.0 – 5.0 | TOEIC 785 – 900): Bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ trong các tình huống quen thuộc,nhưng gặp khó khăn trong những tình huống mới.
  • ELEMENTARY (TOEFL 32 – 45 | IELTS 3.5 – 4.0 | TOEIC 405 – 600): Đạt được cấp độ tiếng Anh này, bạn có thể giao tiếp tiếng Anh trong những tình huống đơn giản, quen thuộc nhưng vốn từ vựng và ngữ pháp bị hạn chế nhiều. Gần như không thể giao tiếp trong các tình huống mới.
  • BEGINNER (TOEFL 0 – 31 | IELTS 0 – 3.5 | TOEIC 0-400): Ở cấp độ tiếng Anh này, bạn chỉ có thể nói và hiểu được tiếng Anh một cách rất giới hạn trong các cuộc hội thoại cơ bản hằng ngày nếu đối phương nói tiếng Anh chậm và rõ.

2.3 Skill – Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.



Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc:
  • Luôn tạo được ấn tượng là một người biết lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận phản hồi mà người khác dành cho mình
  • Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có sức thuyết phục và gây được ảnh hưởng lên người khác
  • Có chiến lược rõ ràng trong giao tiếp.
Mức độ 4 – Mức độ tốt:
  • Có khả năng thuyết trình rành mạch các khái niệm phức tạp tới nhiều đối tượng khác nhau
  • Xử lí khéo léo được các tình huống phát sinh trong giao tiếp, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu.
Mức độ 3 – Mức độ khá:
  • Có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung cơ bản tới nhiều đối tượng khác nhau
  • Thường vận dụng được đúng giọng điệu và ngôn ngữ trong các trường hợp giao tiếp
  • Thường xuyên lắng nghe, quan tâm tới đối phương và biết khơi gợi giao tiếp hai chiều một cách khéo léo
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản:
  • Có khả năng diễn đạt rành mạch tới nhiều đối tượng, tuy nhiên ngôn ngữ và giọng điệu trong nhiều trường hợp không chính xác
  • Có ý thức khơi gợi giao tiếp hai chiều, dù đôi khi không thực sự khéo léo
Mức độ 1 – Mức độ kém:
  • Có khả năng diễn đạt được ý kiến của mình, dù không phải lúc nào cũng mạch lạc và chính xác
  • Chủ động lắng nghe, nhưng không biết cách khơi gợi được phản hồi của đối tượng

2.4 Skill – Kỹ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định.

Kỹ năng đàm phán – thuyết phục là khả năng đưa ra phương án thống nhất trong tình huống mâu thuẫn, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các bên để đạt được kết quả tốt nhất và giữ vững mối quan hệ hợp tác.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ:

Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.Thuyết phục được đội ngũ quản lý cấp cao đồng ý với các thay đổi lớn, có tầm ảnh hưởng rộng
Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có tính thuyết phục cao và tạo được ảnh hưởng lên đối phương

Mức độ 4 – Mức độ tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.Thuyết phục được đội ngũ cấp cao theo các đề xuất của cá nhân
Biết xử lí khôn khéo khi bị phản đối
Diễn đạt rành mạch, rõ ràng, có tính thuyết phục cao

Mức độ 3 – Mức độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.Tạo dựng được sự tin tưởng của một tập thể theo đề xuất của cá nhân
Luôn đặt mình vào tình thế của đối phương, nhưng phương án đề xuất chưa thực sự thuyết phục

Mức độ 2 – Mức độ cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
Chủ động lắng nghe nguyện vọng của đối phương, trình bày rành mạch phương án đề xuất dù không thực sự thuyết phục

Mức độ 1 – Mức độ kém
Biết kiểm soát thái độ của bản thân khi gặp phản đối nhưng còn lúng túng khi suy nghĩ phương án
Có khả năng diễn đạt rành mạch ý kiến cá nhân nhưng không tạo được sự thuyết phục

2.5 Skill – Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian là khả năng sắp xếp và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực và thời gian giới hạn để đảm bảo hoàn thành công việc.


Biểu hiện hành vi ở các mức độ:

Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.Sắp xếp được hệ thống công việc ở quy mô chiến lược
Phân phối một nguồn lực lớn một cách chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên chính xác
Bao quát được hiệu quả sử dụng nguồn lực
Luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát

Mức độ 4 – Mức độ tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.Có khả năng lên kế hoạch hành động chi tiết theo từng giai đoạn để hoàn thành mục tiêu cho công ty, sẵn sàng ứng phó với nhiều tình huống
Phân phối nguồn lực chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên
Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn trong cả những tình huống áp lực

Mức độ 3 – Mức độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.Có khả năng lên kế hoạch công việc cho nhóm
Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhưng dễ mất kiểm soát trong những tình huống căng thẳng và nhạy cảm

Mức độ 2 – Mức độ cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
Hoàn thành được các công việc của bản thân theo đúng deadline với khối lượng công việc lớn
Chưa có khả năng tổ chức công việc cho đội nhóm

Mức độ 1 – Mức độ kém
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.Chưa biết cách đặt thứ tự ưu tiên cho công việc
Sẽ không hoàn thành được công việc theo đúng deadline nếu như khối lượng công việc lớn

Đó là toàn bộ nội dung cho từ điển Năng Lực: Knowledge, Skill. Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé. 

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://hoaianz.com/tu-diem-nang-luc-la-gi.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ