LÀM VIỆC KHÔNG TRỌN THỜI GIAN

2019/09/05

LuậtLaođộng

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Bộ luật Lao động 2019.

  1. Thời gian làm việc bình thường của người lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian làm việc như sau:

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”

Như vậy, thời gian làm việc bình thường của người lao động là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, tuy vẫn phải bảo đảm thời gian làm việc không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Ngoài ra tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về thời giờ làm việc ban đêm như sau: Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

  1. Thế nào là làm việc không trọn thời gian?

Căn cứ Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”

Như vậy, làm việc không trọn thời gian được pháp luật quy định là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

  1. Quyền lợi của người lao động làm việc không trọn thời gian có bị hạn chế gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 đã có đề cập về quyền lợi của người lao động làm việc không trọn thời gian như sau:

“3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”

Từ quy định này đã thấy rõ ý chí của pháp luật về người lao động làm việc không trọn thời gian vẫn được bình đẳng vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về lương, quyền, cơ hội, sự bảo vệ, an toàn,… trong mối quan hệ lao động. Dẫn chiếu khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động như sau:

“1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, người lao động làm việc không trọn thời gian vẫn được hưởng các quyền của người lao độn mà không bị hạn chế quyền.

#trucha #agshcm #luatlaodong


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ