Nét đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản

2014/05/05

NhậtBản-Vănhóa

Đối với người Nhật, việc đặt bản thân vào góc nhìn của đối phương là một điều quan trọng. Điều đó không chỉ thể hiện qua cách trò chuyện, giao tiếp mà nó còn được thể hiện rõ qua việc cúi chào khi gặp mặt. Người Nhật khá chú trọng trong việc chào hỏi, đây được xem là một văn hóa riêng mang đậm nét đặc trưng của người Nhật. Mọi người gọi nét văn hóa này là Ojigi – văn hóa chào hỏi.

Khác với phương Tây, mọi người thường chào nhau qua việc bắt tay, đối với các họ việc cúi đầu chào là hạ thấp mình so với người khác, nó thể hiện sự không bình đẳng. Tuy nhiên, người Nhật lại khá e ngại đối với việc động chạm đối với người khác, cho nên hành động bắt tay thường không đánh giá cao tại Nhật. Thay vào đó, cúi chào được xem là một phần trong cuộc sống của người Nhật.
Cách cúi chào của người Nhật rất đơn giản, nhưng đằng sau đó ẩn chứa rất nhiều nét tinh tế. Theo văn hóa chào hỏi Ojigi thì có tất cả 5 cách cách cúi chào của người Nhật. Người Nhật tùy theo đối tượng mà phân thành các kiểu chào hỏi khác nhau:

1. Cấp độ thấp nhất là: cúi đầu theo góc nghiêng khoảng 5 độ (Giống với việc gật đầu nhẹ)

Cách chào hỏi này được sử dụng khi gặp bạn bè, đồng nghiệp,… Thường là những người trẻ tuổi hơn hoặc có vị trí thấp hơn.

2. Cúi chào kiểu “Eshaku” là một kiểu chào phổ biến hằng ngày 

Eshaku là cách cúi gập người khoảng 15 độ, dùng để chào hỏi người quen hoặc nói lời cảm ơn.Cách cúi chào này thể hiện được sự nhẹ nhàng, lịch sự. Cách chào được dùng mang tính lễ nghi nhiều hơn, thường dành cho người ta quen biết nhưng không thân thiết.

3. Keirei là cấp độ cúi khoảng 30 độ

Cúi chào này thường được sử dụng trong các tình huống kinh doanh như chào đón đối tác kinh doanh hoặc khách hàng hoặc để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị cao hơn.

4. Kiểu chào “Saikeirei” là kiểu chào trang trọng nhất, kiểu chào thể hiện sự kính trọng nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản 

Đối với kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 70 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Mọi người thường dùng Saikeirei khi đi lễ chùa, khi viếng thăm các đền thờ, hay đứng trước Thiên hoàng. Ngoài ra, nó cũng thể hiện sự hối lỗi của mình đối với người đối diện.

5. Kiểu cúi chào Dogeza là cấp cao nhất trong văn hóa cúi chào kiểu Nhật

Tuy nhiên, bạn sẽ rất ít khi gặp kiểu cúi chào này trong thực tế. Dogeza được dùng khi ai đó mắc phải một lỗi nghiêm trọng, khó có thể tha thứ và phải quỳ xuống để tạ lỗi.

Đối với người Nhật, việc chào hỏi không chỉ đơn giản là chào theo nghĩa thông thường mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương. Thái độ lịch sự và sự tôn trọng là những điều mà người Nhật được học ngay từ thuở bé.
Nguồn ảnh: tofugu.com

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ