Dự thảo quy định về việc áp dụng mức trần chi phí vay nước ngoài

2022/05/10

Luậtđầutư

Gần đây, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố bản Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh nhằm thay thế Thông tư 12 của NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2014 (12/2014/TT-NHNN) quy định về nội dung tương tự.


Ở bài viết này, em xin được trình bày về quy định áp dụng mức trần chi phí vay nước ngoài.


Trước đây, căn cứ theo Điều 9.2 Thông tư 12, để điều hành hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả (vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh) khi cần thiết, Thống đốc NHNN có quyền quyết định việc áp dụng điều kiện về chi phí vay nước ngoài; quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian qua NHNN chưa sử dụng biện pháp quy định trần chi phí vay. 


Theo Dự thảo Thông tư, NHNN đề xuất quy định mức trần chi phí vay chia theo đồng tiền vay là ngoại tệ và đồng Việt Nam để đảm bảo phản ánh sát hơn mặt bằng chi phí vay của từng đồng tiền vay. 


Đối với các khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ: 

NHNN phân chia mức trần theo tiêu chí khoản vay có sử dụng lãi suất tham chiếu hoặc không sử dụng lãi suất tham chiếu.


  • Đối với các khoản vay sử dụng lãi suất tham chiếu: Dự thảo Thông tư đề xuất mức trần chi phí vay ở các mức cao so với số liệu thống kê lịch sử (lãi suất tham chiếu + 5%/năm) + khoảng 3%/năm cho các loại phí, tương đương mức lãi suất tham chiếu + 8%/năm (điểm i khoản a Điều 9 Dự thảo Thông tư).

  • Đối với các khoản vay không sử dụng lãi suất tham chiếu, Dự thảo Thông tư tính mức trần chi phí vay dựa trên mức lãi suất SOFR Term Rate + 8%/năm. Đây là mức lãi suất kỳ hạn 6 tháng do Tổ chức CME công bố trên Trang thông tin điện tử chính thức của Tổ chức CME, được tính toán dựa trên lãi suất SOFR do FED New York công bố và được chính Ủy ban thay thế lãi suất tham chiếu thuộc FED New York khuyến nghị sử dụng. Do đó, việc sử dụng mức này sẽ đảm bảo mức trần chi phí đó bám sát biến động lãi suất trên thị trường quốc tế, đồng thời tránh việc đặt ra mức cố định mang tính chất “áp đặt” về chi phí mà không có tính thị trường, từ đó giúp hạn chế việc phải sửa đổi Thông tư khi có biến động lãi suất lớn trên thị trường (điểm ii khoản a Điều 9 Dự thảo Thông tư).


Đối với các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam:

Dự thảo Thông tư đặt mức trần tương đương với lãi suất trái phiếu Chính phủ +8%/năm. Trái phiếu chính phủ là công cụ nợ có rủi ro rất thấp, tính ổn định cao, lãi suất trái phiếu chính phủ phản ánh chi phí vay của Chính phủ (đối tượng gần như không có rủi ro tín dụng). Do đó có thể thấy, việc chọn lãi suất tham chiếu này để tính mức trần chi phí vay là hoàn toàn phù hợp (khoản a Điều 9 Dự thảo Thông tư).

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ