1. Một số lĩnh vực hoạt động được phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam
(tham khảo Trang web_Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương)
2. Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Theo đó, các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định bao gồm: hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại (Khoản 10 Điều 3 Luật thương mại 2005).
Tuy nhiên một điểm cần lưu ý là Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện (theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật thương mại 2005).
Mặc khác, căn cứ theo Khoản 2 Điều 103 Luật Thương mại 2005 thì Văn phòng đại diện cũng không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện.
3. Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm, trừ luật có quy định khác.
Thêm vào đó, Thương nhân nước ngoài được quyền gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi hết thời hạn quy định trong Giấy phép. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện phải được nộp trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn (theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 07/2016/NĐ-CP).
#Thảo Nguyễn
#INC
#HCM