Kiến thức cơ bản về kế toán (Phần 1)

2023/11/03

TintứcKếtoán

I. Bản chất kế toán

- Kế toán là quá trình ghi chép và quản lý kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của công ty nhằm mục đích báo cáo cho các bên liên quan trong và ngoài công ty.

- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán (hóa đơn mua hàng, phiếu xuất nhập, chứng từ thanh toán,...)

- Báo cáo kế toán là báo cáo do kế toán lập ra. Gồm nhiều lại như: báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế,...

+ Báo cáo tài chính: là báo cáo thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính).

+ Báo cáo quản trị: là báo cáo phục vụ cho nhà quản trị, đối tượng phục vụ là bên trong doanh nghiệp, số lượng không giới hạn.

+ Báo cáo thuế: là báo cáo phục vụ cho cơ quan thuế.

II. Ghi sổ

- Ghi sổ là phương pháp, kỹ thuật sử dụng để ghi chép kế toán.

- Có 2 loại ghi sổ:

+ Ghi sổ đơn: là phương pháp có thể ghi chép dòng tiền ra vào nhưng không thể hiện rõ được tình trạng lợi nhuận hoặc tài sản, vì vậy phương pháp này hiện tại không còn sử dụng.

+ Ghi sổ kép: có thể xem xét giao dịch từ 2 khía cạnh bằng cách ghi nợ và ghi có, thể hiện được sự tăng giảm sản phẩm, khoản nợ và lợi nhuận theo dòng tiền. Ghi “nợ” thể hiện sự tăng lên của tài sản bên trái và ghi “có” thể hiện sự giảm hụt của tài sản bên phải.

Giao dịch khi ghi sổ được chia làm 5 nhóm:

1. Tài sản

Là khoản mục được ghi vào bên nợ (bên trái) trong bảng cân đối kế toán, chỉ những đồ vật và quyền lợi cần cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài những món đồ doanh nghiệp đang sở hữu, doanh thu có được trong tương lai cũng được coi là tài sản.

Các khoản mục tương đương tài sản bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hối phiếu phải thu, chứng khoán, phải thu khách hàng, tạm ứng, các khoản phải thu, thành phẩm, phương tiện vận tải truyền dẫn, kiến trúc, đất đai, thiết bị,...

=> Khi tài sản tăng ghi bên nợ (bên trái), khi tài sản giảm ghi bên có (bên phải)

2. Nợ

Là khoản mục được ghi vào bên phải (bên có) của bảng cân đối kế toán. Đề cập đến khoản tiền nợ phải trả chẳng hạn như khoản vay từ các tổ chức tài chính, các khoản phí chưa thanh toán,...

Các khoản mục tương đương nợ bao gồm: tiền vay, hối phiếu phải trả, phải trả khách hàng, tiền khách hàng ứng trước, chi phí phải trả, trái phiếu, tiền gửi, tiền trợ cấp, tiền thưởng,...

Nợ bao gồm nợ cố định và nợ ngắn hạn. Toàn bộ các khoản mục tương đương nợ kể trên được áp dụng cho nợ ngắn hạn.

Nợ cố định là khoản nợ có thời hạn hoàn trả trên 1 năm tính từ ngày tiếp theo của ngày kết thúc khoản nợ, gồm có nợ dài hạn, khoản phải trả dài hạn, dự phòng trợ cấp hưu trí,...

=> Khi nợ tăng ghi bên có (bên phải), khi nợ giảm ghi bên nợ (bên trái)

3. Tài sản thuần (nguồn vốn)

Là khoản mục được ghi vào bên phải (bên có) của bảng cân đối kế toán. Là sự chênh lệch giữa nợ và tài sản, đề cập đến tài sản vốn có của doanh nghiệp.

Tài sản thuần được chia thành vốn chủ sở hữu của cổ đông và không phải vốn chủ sở hữu của cổ đông.

Vốn chủ sở hữu của cổ đông được chia thành vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn chủ sở hữu, thặng dư lãi,...

=> Khi vốn tăng ghi bên có (bên phải), khi vốn giảm ghi bên nợ (bên trái)

4. Chi phí

Là khoản mục được ghi vào bên trái (bên nợ) của bảng kết quả hoạt động kinh doanh, là khoản tiền tiêu tốn để thu được lợi nhuận.

Các khoản mục tương đương chi phí bao gồm: tiền lương, tiền thuê văn phòng, chi phí phúc lợi, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, lãi phải trả, tiền điện ga nước, chi phí nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp khách, chi phí khấu hao tài sản, tiền nhà, tiền đất,...

=> Khi chi phí tăng ghi bên nợ (bên trái), khi chi phí giảm ghi bên có (bên phải)

5. Doanh thu

Là khoản mục được ghi vào bên phải (bên có) của bảng kết quả hoạt động kinh doanh, là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh.

Các khoản mục tương đương doanh thu bao gồm: doanh thu,tiền hoa hồng, lãi thu được, tiền nhà thu được, cổ tức, lãi bán chứng khoán, doanh thu khác,...

=> Khi doanh thu tăng ghi bên có (bên phải), khi doanh thu giảm ghi bên nợ (bên trái)

* Tóm tắt bút toán phân loại bên nợ, bên có:

Nợ

Tài sản tăng (+)

Tài sản giảm (-)

Nợ giảm (-)

Nợ tăng (+)

Nguồn vốn giảm (-)

Nguồn vốn tăng (+)

Chi phí tăng (+)

Chi phí giảm (-)

Doanh thu giảm (-)

Doanh thu tăng (+)

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ