Bên cạnh những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề không nên động đến hay yêu cầu nhà tuyển dụng giải đáp thắc mắc của mình. Dưới đây là những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng không hề thích.
1. Câu hỏi bạn có thể tự tìm hiểu
Những câu hỏi liên quan đến công ty mà bạn có thể tự “Google” thì không nên đặt cho nhà tuyển dụng. Nếu như bạn hỏi những câu như “Công ty làm về lĩnh vực gì?”, “Giám đốc công ty là ai?”, “Công ty thành lập từ bao giờ” chỉ thể hiện bạn là người không tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ứng tuyển, để lại ấn tượng không tốt trong quá trình phỏng vấn, dù bạn có tài năng hay có năng lực chuyên môn cao siêu đến đâu.
2. Hỏi về vấn đề thăng chức
Mỗi công ty có những tiêu chí đánh giá khác nhau cho từng nhân viên nên lộ trình thăng tiến cũng khác nhau. Bạn có thể công ty có lộ trình thăng tiến rõ ràng không, nhưng không nên hỏi làm bao lâu hoặc phải làm những gì để được thăng chức.
3. Hỏi về các hoạt động riêng của công ty
Hoạt động nghỉ lễ, đi chơi, giờ nghỉ trưa được bao nhiêu phút nên hạn chế hỏi trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Có thể một số nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người lười biếng khi cứ mãi hỏi lại nhà tuyển dụng về những vấn đề liên quan đến nghỉ ngơi chứ không phải công việc.
4. Tôi có phải làm ngoài giờ?
Khi đi làm, chắc chắn sẽ có lúc bạn phải làm ngoài giờ, thậm chí có thể phải làm thường xuyên. Bù lại, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn, hoặc góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty và được nhận thù lao xứng đáng.Một số nhà tuyển dụng sẽ xem câu hỏi này của bạn là bình thường, nhưng cũng có người đánh giá bạn là người sợ áp lực hoặc chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao để đảm bảo quyền lợi chứ không muốn cống hiến gì thêm.
5. Tôi có thể về sớm hơn giờ quy định của công ty?
Tất cả các công ty khi hoạt động đều có những điều luật và quy định nghiêm ngặt về giờ đến công ty và giờ tan sở. Mọi nhân viên đều phải tuân theo quy định này kể cả vị trí cấp lãnh đạo. Trừ phi có những vị trí nằm trong danh sách ưu tiên hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt mới không bị giám sát thời gian làm việc.Nếu không nằm trong diện những “đối tượng” ấy, bạn đừng nên hỏi nhà tuyển dụng câu này nếu không muốn bị đánh giá là người muốn “ăn gian” thời gian làm việc.
Nguồn: MP Human Resources