Tuy nhiên, nghiên cứu “đường cong lãng quên Ebbinghaus” cho thấy rằng khi học
được một điều mới, bạn có thể bắt đầu quên nội dung vừa học chỉ trong 20 phút.
Và bạn sẽ quên khoảng 90% những gì đã học trong tháng đầu tiên. Vì vậy, việc
học như thế nào để kiến thức lưu lại trong bộ nhớ lâu dài là cực kỳ quan
trọng.
Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể tận dụng “Đường cong lãng quên” để học
nhanh hơn và lưu giữ kiến thức lâu hơn trong tâm trí.
Vì thế, bạn nên dành khoảng 50 phút hoặc ít hơn để học một nội dung mới cho mỗi phiên học. Nếu dành nhiều hơn 50 phút để học liên tục thì khả năng hấp thụ nội dung của bộ não sẽ kém hiệu quả hơn. Bạn cần phải dừng lại khoảng 5 hoặc 10 phút cho việc giải lao trước khi bắt đầu tiếp tục phiên học tiếp theo.
Lặp lại ngắt quãng là phương pháp được hình thành dựa trên yếu tố này. Khi học một điều gì đó mới, bạn cần phải lấy lại nó từ bộ nhớ nhiều lần để thông tin lưu lại trong bộ nhớ lâu hơn. Theo đó, bạn phải học một thông tin nhiều lần và điều quan trọng là tăng khoảng thời gian giữa các lần học. Giống như cách mà chúng ta luyện tập cho cơ bắp vậy.
Quên đi kiến thức là một phần mà chúng ta luôn mắc phải. Bằng cách lặp lại chuỗi hành động này, tự hỏi bản thân và củng cố lại kiến thức bộ não của bạn sẽ được tập luyện nhuần nhuyễn như việc cơ bắp của bạn được tập thể dục. Tầm quan trọng của thông tin đó sẽ được tăng lên và bạn sẽ ghi nhớ nó lâu hơn.
Mỗi một kiến thức mà chúng ta học được hôm nay sẽ mang đến sự phát triển cho bản thân trong tương lai. Hãy học tập một cách thông minh và bạn sẽ làm chủ tương lai của mình.
Đường cong quên do nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus đưa ra.
1. Ghi nhớ giãn cách
Phương pháp này có nghĩa là chúng ta nên học trong những khoảng thời gian ngắn và nghỉ giải lao để làm mới bộ não thay vì học liên tục trong một thời gian dài. Cách học này cho phép bộ não của chúng ta có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.Vì thế, bạn nên dành khoảng 50 phút hoặc ít hơn để học một nội dung mới cho mỗi phiên học. Nếu dành nhiều hơn 50 phút để học liên tục thì khả năng hấp thụ nội dung của bộ não sẽ kém hiệu quả hơn. Bạn cần phải dừng lại khoảng 5 hoặc 10 phút cho việc giải lao trước khi bắt đầu tiếp tục phiên học tiếp theo.
2. Lặp lại ngắt quãng
Những gì chúng ta học được không nhất thiết hoàn toàn biến mất sau một thời gian dài mà nó chỉ trở nên ít truy cập hơn. Một số phần của những gì bạn học vẫn được lưu lại ở một khía cạnh nào đó. Minh chứng cho thấy là với cùng một nội dung kiến thức, lần học thứ hai yêu sẽ cần ít thời gian ghi nhớ đáng kể so với lần học đầu tiên.Lặp lại ngắt quãng là phương pháp được hình thành dựa trên yếu tố này. Khi học một điều gì đó mới, bạn cần phải lấy lại nó từ bộ nhớ nhiều lần để thông tin lưu lại trong bộ nhớ lâu hơn. Theo đó, bạn phải học một thông tin nhiều lần và điều quan trọng là tăng khoảng thời gian giữa các lần học. Giống như cách mà chúng ta luyện tập cho cơ bắp vậy.
Ví dụ, nếu bạn chỉ có một thời gian ngắn để chuẩn bị cho bài thuyết trình, bạn nên xem qua kịch bản một lần, nghỉ giải lao năm phút, và sau đó xem lại lần nữa. Lặp lại ngắt quãng như vậy nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ được nhiều nội dung hơn.
3. Tự đặt câu hỏi cho bản thân
Cách tốt nhất để học không phải là đọc lại mà là tự hỏi bản thân về nội dung đã học. Phương pháp này là sau khi học một điều gì đó, bạn tự đặt câu hỏi cho bản thân, trả lời sai và xem lại. Lần tới, khi gặp lại kiến thức này, bạn sẽ lập tức nhớ lại sai lầm lúc trước của mình và đưa ra đáp án đúng.Quên đi kiến thức là một phần mà chúng ta luôn mắc phải. Bằng cách lặp lại chuỗi hành động này, tự hỏi bản thân và củng cố lại kiến thức bộ não của bạn sẽ được tập luyện nhuần nhuyễn như việc cơ bắp của bạn được tập thể dục. Tầm quan trọng của thông tin đó sẽ được tăng lên và bạn sẽ ghi nhớ nó lâu hơn.
Mỗi một kiến thức mà chúng ta học được hôm nay sẽ mang đến sự phát triển cho bản thân trong tương lai. Hãy học tập một cách thông minh và bạn sẽ làm chủ tương lai của mình.
Nguồn:
https://www.linkedin.com/pulse/3-m%E1%BA%B9o-gi%C3%BAp-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-nhanh-ghi-nh%E1%BB%9B-l%C3%A2u-th%C3%A1i-v%C3%A2n-linh