1. VISA là gì? Mục đích?
- Theo định nghĩa tại Khoản 11 Điều 3 thì VISA (còn được gọi là thị thực) là
loại giấy tờ do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài
nhập cảnh vào Việt Nam. Do đó, để người nước ngoài khi muốn nhập
cảnh vào Việt Nam phải có visa và các giấy tờ khác theo quy định, trừ trường
hợp được miễn visa theo quy định.
- Visa là một loại giấy tờ quan
trọng được cấp khi bạn nhập cảnh đến bất cứ quốc gia nào trên thế giới, bạn
cần phải nộp đơn yêu cầu cấp visa của quốc gia mà bạn muốn đến. Visa là những
bằng chứng cho sự hợp pháp của việc bạn được quyền nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở
một quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, thủ tục xin visa ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau
và tùy thuộc vào mục đích xuất cảnh của bạn.
2. Có mấy loại VISA?
- Có 05 loại visa phổ biến nhất về Đầu tư - Doanh nghiệp - Lao động - Thăm
thân - Du lịch
- Ký hiệu ĐT - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sự
nước ngoài hành nghề tại Việt Nam
- Ký hiệu LĐ - Cấp cho người vào lao động không quá 02 năm
- Ký hiệu DN - Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam
có thời hạn không quá 12 tháng
- Ký hiệu TT - Có thời hạn không quá 12 tháng, cấp cho người nước ngoài
là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị lực
ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là
cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
- Ký hiệu DL - Cấp cho người vào du lịch
-
Có 03 loại visa liên quan đến tổ chức nước ngoài là NN1, NN2, NN3
Có
04 loại visa liên quan đến ngoại giao gồm NG1, NG2, NG3 và NG4
3. Thời hạn của từng loại VISA
-
Theo quy định tại Điều 9 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam
- Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
- Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
- Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
-
Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH,
PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
- Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
- Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
- Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
-
Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi
lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
4. Thủ tục cấp VISA
-
Hồ sơ đăng ký cấp thị thực nhập cảnh bao gồm:
-
Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam (theo mẫu NA1), in ra, dán ảnh
chân dung.
-
Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại
quốc tế;
-
Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (xin tại Việt Nam; có thể nộp bản copy)
5. TRC (Temporary Residence Card) là gì?
- Theo định nghĩa tại
khoản 13 Điều 2 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam, TRC (còn được gọi là thẻ tạm trú) là loại giấy tờ cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài
được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực
6. Hồ sơ cấp TRC?
-
Theo
khoản 1 Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam 2014
được sửa đổi bởi
điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
có quy định về hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:
-
Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh
- Hộ chiếu
-
Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú (ví dụ: Giấy
phép lao động).
7. Chi phí cấp TRC?
-
Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
đã ban hành mức lệ phí làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam và lệ
phí cấp thị thực, các giấy tờ khác có giá trị xuất nhập cảnh dành cho người
nước ngoài. Cụ thể:
- Lệ phí cấp thẻ tạm trú
- Lệ phí cấp thẻ tạm trú có thời hạn không quá 02 năm: 145 USD/thẻ
-
Lệ phí cấp thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm: 155
USD/thẻ
-
Lệ phí cấp thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm: 165
USD/thẻ
- Lệ phí Gia hạn tạm trú 10 USD/lần
8. Mức phạt không gia hạn TRC?
-
Theo điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi
phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại cụ thể
như sau:
-
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá thời hạn dưới 16 ngày mà không
được cơ quan thẩm quyền cho phép bị phạt từ 500.000 - 2.000.000
-
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30
ngày mà không được cơ quan thẩm quyền cho phép bị phạt từ 3.000.000 -
5.000.000
-
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60
ngày mà không được cơ quan thẩm quyền cho phép bị phạt từ 5.000.000 -
10.000.000
-
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá thời hạn từ 60 ngày đến dưới 90
ngày mà không được cơ quan thẩm quyền cho phép bị phạt từ 10.000.000 -
15.000.000
-
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá thời hạn từ 90 ngày trở lên mà
không được cơ quan thẩm quyền cho phép bị phạt từ 15.000.000 -
20.000.000
9. VISA và TRC khác nhau như thế nào?
-
Một số điểm khác nhau giữa VISA và TRC:
-
VISA: người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngắn hạn và người Việt nam
xuất cảnh nước ngoài
- TRC:
- Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam dài hạn
-
Người nước ngoài (cùng vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc
trong nhiệm kỳ) thuộc lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao, các tổ chức
quốc tế thuộc Liên hợp quốc hoặc liên chính phủ tại Việt Nam
-
Người nước ngoài nhập cảnh bằng visa: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3,
NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT
- Điều kiện cấp.
-
VISA: không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất
nhập cảnh
- TRC:
- Thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu tối thiểu 13 tháng
- Đã đăng ký tạm trú tại công an xã, phường
- Các điều kiện khác theo từng trường hợp xin cấp thẻ
- Mục đích xin cấp.
-
VISA: các mục đích nhập cảnh Việt nam ngắn hạn như du lịch, công tác,
hợp tác lao động, chương trình hội nghị,...
-
TRC: các mục đích dài hạn như đầu tư, hợp đồng lao động dài hạn, học
tập hoặc nhập cảnh cùng ba, mẹ làm việc tại Việt Nam,...
- Hình thức cấp.
-
Cấp cùng sổ hộ chiếu (dán trực tiếp vào từng trang của sổ hộ chiếu)
- Cấp rời (thị thực rời)
- Cấp qua mạng (thị thực điện tử)
- TRC:
- Đóng dấu vào visa được cấp rời
- Đóng dấu vào hộ chiếu
- Thời hạn và giá trị pháp lý.
- Thời hạn từ 1 tháng - 5 năm (*)
- Có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần
-
TRC: Thời hạn tối đa 2 năm, nhưng phải ngắn hơn tối thiểu 30 ngày so
với thời hạn còn lại trên sổ hộ chiếu
- Cơ quan cấp.
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
- Đại sứ quán Việt Nam
- Tổng Lãnh sự quán Việt Nam
- TRC:
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
- Bộ Ngoại giao
10. Thủ tục gia hạn TRC cho Người lao động?
-
Hiện tại, chưa có thông tin chính thống về quy định chính xác về thời gian gia
hạn thẻ tạm trú trước bao ngày, do đó chỉ cần nộp hồ sơ trước khi thẻ tạm trú
trước ngày hết hạn. Khoảng thời gian hợp lý nhất là 05 ngày làm việc trước khi
thẻ tạm trú hết hạn.Hồ sơ gia hạn thẻ tạm trú lao đọng gồm các
giấy tờ sau:
-
Tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (theo
mẫu);
- Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh của công ty bảo lãnh;
- Giấy đăng ký mẫu dấu của công ty bảo lãnh;
- Giấy đăng ký mã số thuế của công ty bảo lãnh (nếu có);
-
Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú Việt Nam do đại diện pháp luật công ty
bảo lãnh ký tên, đóng dấu;
- Sao y công chứng Giấy phép lao động hoặc miễn giấy phép lao động;
- Bản gốc hộ chiếu bản chính của người xin gia hạn thẻ tạm trú;
- Bản gốc thẻ tạm trú đang sử dụng;
- 2 tấm ảnh 2x3 cm nền trắng, lộ rõ ngũ quan;
- Bản sao công chứng hoặc bản gốc giấy xác nhận đăng ký tạm trú;
AGS ACCOUNTING COMPANY LIMITED.
QooQ