Có một thực tế rằng bạn nên tiếp tục học hỏi mặc dù bạn đang đảm nhận vị trí
quản lý hay lãnh đạo. Và dưới đây là những bài học về nghệ thuật lãnh đạo hàng
đầu mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp hoặc đội nhóm của mình.
I. Giải quyết các khó khăn của đội nhóm một cách nhanh chóng
Một trong những bài học về nghệ thuật lãnh đạo đầu tiên bạn không nên bỏ qua
là xử lý các khó khăn càng sớm càng tốt. Khi bạn không thực hiện hành động đối
với vấn đề gây trở ngại cho đội nhóm, có nghĩa là bạn đang gửi một thông điệp
đến các thành viên của mình rằng:
- Bạn không nghĩ đó là vấn đề lớn
-
Các thành viên trong nhóm nên chịu đựng và tiếp tục với điều đó; hoặc là
-
Bạn không biết làm gì, nên bạn không làm gì cả.
Tất cả những điều này đều gây tổn hại đến động lực và tinh thần của nhân viên.
Từ đó dẫn đến nhiều khả năng họ sẽ có những hành động ảnh hưởng đến danh tiếng
của bạn. Do đó, (nếu có thể) hãy giải quyết các vấn đề càng sớm càng tốt.
Giải quyết vấn đề không có nghĩa là đưa ra các phản ứng thiếu suy nghĩ mà bạn
cần xem xét các lựa chọn của mình cũng như tìm ra cách tiếp cận tốt nhất. Dù
bạn làm bất cứ điều gì, hãy chắc chắn rằng nhân viên biết bạn đang thực hiện
các bước để giải quyết vấn đề.
II. Quản lý từng cá nhân, chứ không phải đội nhóm
Nhóm của bạn được tạo thành từ các cá nhân và họ là các cá thể riêng biệt,
chính vì vậy một chuẩn mực sẽ không phù hợp với tất cả.
Hiểu từng cá nhân trong nhóm của bạn là rất quan trọng trong nghệ thuật lãnh
đạo. Bạn không thể thúc đẩy họ theo cùng một cách và bạn không thể dành cho họ
sự chú ý như nhau. Những nhân viên có kinh nghiệm hơn sẽ muốn bạn để họ chủ
động trong công việc. Ngược lại, những nhân viên mới sẽ muốn bạn dành thời
gian với họ, huấn luyện và hỗ trợ để chắc chắn rằng họ đang đi đúng hướng.
Thế nên, hãy tìm hiểu kỹ từng nhân viên và cân nhắc điều chỉnh cách tiếp cận
để mọi người đều đạt được kết quả làm việc tốt nhất. Điều này đòi hỏi nhiều
thời gian và có thể bạn sẽ không luôn luôn thành công ngay từ lần đầu tiên
nhưng với sự quan tâm đến từng cá nhân, bạn sẽ có một đội nhóm hạnh phúc và
hiệu quả hơn.
III. Mỗi công việc đều cần thiết
Khi chế tạo máy móc, bạn không thể bỏ qua bất kỳ chi tiết nào. Một ốc vít bị
thiếu có thể làm hỏng một sản phẩm hoàn hảo. Việc quản lý cũng như vậy. Ở vai
trò quản lý, đôi khi bạn có thể nghĩ rằng vị trí của bạn hoặc vai trò của các
nhân viên cao cấp khác là quan trọng hơn nhưng thực tế, mọi thành viên đều
quan trọng để đội nhóm thành công.
Hãy chắc chắn rằng mọi thành viên đều tham gia và đóng góp cho nhóm, cả bằng
cách thực hiện công việc cũng như đưa ra quan điểm riêng. Hãy tôn trọng kiến
thức và kinh nghiệm chuyên môn của từng thành viên trong nhóm đồng thời giúp
họ thấy được giá trị của từng vị trí. Khi bạn giúp các thành viên trong nhóm
nhận ra không chỉ giá trị của riêng họ mà cả giá trị của những người xung
quanh, bạn sẽ có được một đội ngũ làm việc chăm chỉ, vui vẻ, hiệu quả và làm
việc với tinh thần đoàn kết thực sự.
IV. Mọi người có thể giúp bạn học đưc điều gì đó
Tất cả mọi người đều có phong cách làm việc và giao tiếp khác nhau. Việc quan
sát cách nhân viên xử lý trong công việc, đối xử với đồng nghiệp hoặc cách mà
các nhà quản lý khác làm việc là một cách tuyệt vời để học hỏi. Cho dù bạn có
đồng ý với cách xử lý tình huống hay không thì những gì trải nghiệm có thể
giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp với một vấn đề tương tự trong tương lai. Kỹ
năng quản lý luôn cần được cải thiện, vì vậy bạn càng có thể học được kinh
nghiệm của người khác – dù tốt hay xấu – thì sẽ cũng rất tốt cho bạn khi ở
trong tình huống phải ra quyết định. Đây cũng là một bài học về nghệ thuật
lãnh đạo mà bạn không nên bỏ qua.
V. Hãy tử tế nhưng đừng quá tốt bụng
Lòng tốt có thể rất hữu ích trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với
nhân viên. Tuy nhiên, với vai trò nhà quản lý bạn không nên cho phép nhân viên
lợi dụng sự tử tế đó.
VI. Hãy kiên nhẫn nhưng đừng chịu đựng
Mỗi người đều có tốc độ làm việc khác nhau và đôi khi ai đó mất nhiều thời
gian để thực hiện một nhiệm vụ hơn hoặc các tình huống phát sinh khiến việc
hoàn thành bị trì hoãn. Hãy
học cách kiên nhẫn với người khác nhưng điều quan trọng là không cho phép
sự trì hoãn không cần thiết tiếp tục tái diễn.
VII. Quy tắc một giờ
Thêm một bài học về nghệ thuật lãnh đạo khác, đó chính là quy tắc một giờ. Đây
là quy tắc mà trong đó các cuộc họp không nên diễn ra quá 60 phút. Nếu
một cuộc họp cần thiết phải kéo dài hơn, hãy báo trước cho các nhân viên tham
dự. Bài học cho các nhà quản lý từ quy tắc này là gì? Đó là sử dụng thời gian
của bạn một cách khôn ngoan và đừng lãng phí thời gian của người khác khi
không cần thiết. Nếu bạn có thể hoàn thành cuộc họp trong 15 phút, hãy kết
thúc trong thời gian đó.
VIII. Đi xung quanh “boong” để biết tình trạng của “con tàu”
Bạn sẽ không biết mọi thứ diễn ra như thế nào nếu không ra khỏi văn phòng
riêng và dành thời gian cho nhân viên của bạn. Bạn có thể vô cùng bận rộn và
tham dự các cuộc họp cả ngày nhưng
hãy sắp xếp thời gian để ngồi với nhóm của bạn,
ít nhất là một lần mỗi tuần. Đó là một bài học về nghệ
thuật lãnh đạo bạn cần khắc ghi trong tâm trí.
Bài viết tóm
tắt 8 bài học cần thiết về nghệ thuật lãnh đạo bao gồm giải quyết vấn đề kịp
thời, quản lý từng cá nhân trong đội nhóm, tôn trọng mỗi công việc, học hỏi từ
mọi người, tử tế nhưng quyết đoán, kiên nhẫn nhưng không chịu đựng, sử dụng
quy tắc một giờ trong cuộc họp, và tương tác trực tiếp với các thành viên
trong đội nhóm để hiểu rõ hơn về tình hình và tinh thần làm việc của nhóm. Đây
là những nguyên tắc và kinh nghiệm quan trọng để phát triển kỹ năng lãnh đạo
và tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Nguồn: https://www.careerlink.vn/cam-nang-tuyen-dung/nghe-thuat-quan-ly/nghe-thuat-lanh-dao-8-bai-hoc-khong-the-bo-qua