Sử dụng kiểm toán cho việc quản trị công ty như thế nào?

2024/04/04

TintứcKiểmtoán

Đang tải lên: Đã tải 963591/963591 byte lên.

Vai trò của kiểm toán đối với quản trị công ty như thế nào? Tại sao tôi phải cần kiểm toán, kiểm toán giúp ích gì cho việc quản trị công ty. Hình thức kiểm tra tuân thủ có thể loại bỏ rủi ro cho doanh nghiệp không?

1. Quản trị công ty là gì?

Quản trị công ty chính là cách mà một công ty được kiểm soát. Để kiểm soát công ty ở các cấp độ như đã phân tích ở trên, cần phải đặt ra các cơ chế điều tiết mối quan hệ giữa các nhóm chủ chốt là: các cổ đông, HĐQT và Ban giám đốc điều hành. Quản trị công ty được hiểu là “Cơ cấu các mối quan hệ và trách nhiệm tương ứng giữa một nhóm chủ chốt bao gồm các cổ đông, thành viên HĐQT và các cán bộ điều hành được hình thành nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh cần thiết và đạt được mục tiêu chính của công ty”.

Quản trị công ty đề cập đến việc tăng cường tính công bằng, minh bạch và chịu trách nhiệm trong công ty”. Như vậy, quản trị công ty nhằm phát huy được tính hiệu quả, công khai, minh bạch, góp phần bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn và cải thiện sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp. Kiểm toán đối việc quản trị công ty chính là một yếu tố trong hệ thống quản trị công ty, giúp cho các bên kiểm soát có được thông tin tài chính, kế toán trung thực, khách quan, và qua đó thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

2. Sử dụng Kiểm toán đối với việc quản trị công ty như thế nào?

Kiểm toán là công cụ cho việc Kiểm soát hoạt động. Trong các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty TNHH, giám đốc doanh nghiệp/công ty thường là người chủ sở hữu, phải tự quản lý, điều phối, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp sẽ phải cố gắng xây dựng được một hệ thống kiểm soát hoạt động của các nhân viên trong nội bộ một cách hiệu quả nhất. Kiểm toán đối việc quản trị công ty có mối quan hệ chặt chẽ như thế này chủ yếu nhằm phục vụ cho việc quản trị và tuân thủ quy định với nhà nước hoặc bên thứ ba của ban giám đốc công ty. 

2.1. Kiểm toán là công cụ cho Kiểm soát quản lý

Trong các công ty cổ phần, ra đời xuất phát từ nhu cầu huy động những nguồn vốn lớn từ số đông các nhà đầu tư, các cổ đông không điều hành trực tiếp mà giao quyền cho cán bộ điều hành doanh nghiệp. Ban giám đốc điều hành có quyền kiểm soát các hoạt động hàng ngày đối với tài sản và nguồn lực của công ty. Lúc này, nảy sinh sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền điều hành doanh nghiệp. Và người điều hành, không phải là người sở hữu doanh nghiệp có thể thiếu động cơ để thực hiện việc kiểm soát và phối hợp một cách hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.

Bởi vì Ban giám đốc điều hành không phải là người chịu rủi ro cuối cùng trong trường hợp công ty thua lỗ và cũng không phải là người hưởng lợi cuối cùng trong trường hợp công ty có lãi. Vì vậy, xuất hiện nguy cơ là Ban giám đốc điều hành có thể làm việc vì quyền lợi của riêng họ hơn là vì quyền lợi của các cổ đông.

Do đó, các cổ đông phải kiểm soát công tác quản lý của các nhà điều hành – đây là chức năng kiểm soát quản lý. Các cổ đông có thể trực tiếp thực hiện chức năng kiểm soát này hoặc thông qua một ban đại diện – là Hội Đồng Quản Trị (HĐQT). Các thành viên HĐQT do các cổ đông bầu ra để nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Một trong những chức năng chính của HĐQT là giám sát các cán bộ quản lý điều hành trực tiếp công việc hàng ngày của công ty.

Kiểm toán đối việc quản trị công ty cổ phần là bắt buộc theo quy định của pháp luật, nó cũng chính là nền tảng để công ty cổ phần vận hành và quản trị.

2.2. Kiểm toán là công cụ Kiểm soát tuân thủ

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của mình, bất kỳ một doanh nghiệp/công ty nào cũng phát sinh các mối quan hệ về lợi ích trực tiếp hay gián tiếp với Nhà nước, các bên cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động…Công ty phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với các bên có quan hệ về lợi ích kinh tế, xã hội với công ty nói trên.

Kiểm toán đối việc quản trị công ty nói chung giúp cho các bên liên quan có thể đảm bảo việc tuân thủ nghĩa vụ của mình, giúp cho các giao dịch giữa các bên liên quan trở nên minh bạch, khả thi. 


4. Kiểm toán giúp giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin giữa các cấp kiểm soát

Ban giám đốc là những người điều hành công việc hàng ngày của công ty, nên có thông tin đầy đủ hơn HĐQT, các cổ đông và các bên hữu quan về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính sự bất cân xứng về số lượng và chất lượng thông tin này sẽ có thể tạo cơ hội cho ban giám đốc đưa ra các quyết định vì mục đích tư lợi cho cá nhân họ. Kiểm toán thông qua việc xác nhận tính trung thực, khách quan của các thông tin tài chính mà công ty cung cấp sẽ làm giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đông.

Kiểm toán cho phép giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin ở bốn cấp độ:

  • Cấp độ thứ nhất là sự bất cân xứng giữa những người điều hành và những người đại diện cho các cổ đông – HĐQT. HĐQT không thể biết hết mọi cố gắng của ban giám đốc cũng như đánh giá được sự thích hợp của các quyết định kinh doanh mà BGĐ đã đưa ra. Thông qua đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán cho phép các thành viên HĐQT yên tâm rằng ban giám đốc đã (i) thực sự kiểm soát công ty; (ii) xây dựng các thủ tục để bảo vệ tài sản; (iii) triển khai thực hiện các quyết định chiến lược và (iv) cung cấp đầy đủ thông tin về công tác quản lý. Các thành viên HĐQT có thể yêu cầu được tiếp cận với các thông tin về quản lý phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá các quyết định chiến lược quan trọng. Kiểm toán sẽ đảm bảo rằng các thông tin này là trung thực và khách quan.
  • Cấp độ thứ hai là sự bất cân xứng về thông tin giữa các cổ đông và các thành viên HĐQT (người đại diện cho các cổ đông). Các thành viên HĐQT được tiếp cận với các thông tin quản lý nội bộ trong khi các cổ đông chỉ được đọc các BCTC năm và các thông tin tài chính đã công khai. Rõ ràng, các cổ đông phải được đảm bảo rằng các thông tin tài chính nói trên là đáng tin cậy sau khi kiểm toán kiểm tra và xác nhận.
  • Cấp độ bất cân xứng về thông tin thứ ba xuất hiện khi các cổ đông của một công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Các kiểm toán viên phải gửi một thông điệp đến các nhà đầu tư tiềm năng để đảm bảo mức độ tin cậy của các thông tin tài chính mà công ty cổ phần đã cung cấp. Trong trường hợp này, sự bất cân xứng về thông tin giữa những người điều hành, chủ sở hữu và những nhà đầu tư tương lai là lớn nhất bởi vì thực tế là giá cổ phiếu không phụ thuộc vào giá trị sổ sách của tài sản. Thật vậy, bên phát hành cổ phiếu hiểu rõ hơn bên mua về tình hình thực tế của công ty niêm yết. Vì vậy, các cổ đông mới thường đưa ra một mức giá thấp hơn giá thị trường ước tính để bù đắp rủi ro từ việc bên bán đã đưa ra mức giá cao hơn giá thị trường của cổ phiếu. Việc giảm giá trị thực của cổ phiếu có thể gây tổn thất to lớn cho các cổ đông cũ. Vì vậy, các cổ đông cũ phải tìm mọi biện pháp để giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin nói trên. Các công ty có thể thuê kiểm toán độc lập để xác nhận thông tin tài chính đã cung cấp. Rủi ro về công ty càng cao, thì chất lượng của dịch vụ kiểm toán càng quan trọng trong việc giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin.
  • Cấp độ thứ tư là sự bất cân xứng về thông tin giữa các bên hữu quan (Nhà nước, ngân hàng, nhà cung cấp, người lao động…) và những người sở hữu và điều hành công ty. Những đối tượng này cũng có nhu cầu sử dụng thông tin tài chính có độ tin cậy cao. Đặc biệt, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn cũng ở trong tình thế bất cân xứng về thông tin so với các nhà quản lý và các chủ sở hữu. Các chủ sở hữu, các nhà quản lý có thể làm đẹp các báo cáo tài chính, che giấu các rủi ro trong kinh doanh, nhằm mục đích ký được các hợp đồng vay vốn của ngân hàng – chủ nợ. Vì vậy, các ngân hàng thận trọng thường yêu cầu được kiểm toán xác nhận rằng các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đi vay vốn là trung thực và khách quan. Kiểm toán giúp cho các công ty có thể tiếp cận được các nguồn vốn cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Đồng thời, các ngân hàng cũng yên tâm về các quyết định cho vay của mình. Trong một số tình huống, để vay được vốn của ngân hàng, các chủ sở hữu và các nhà quản lý (Ban giám đốc) có thể thông đồng với nhau để biến báo các số liệu kế toán. Kiểm toán thông qua nghiệp vụ của mình phát hiện ra các sai phạm nghiêm trọng đó.

Như vậy, kiểm toán đối việc quản trị công ty có vai trò thiết yếu không thể thay thế, là nền tảng cho sự vận hành và quản trị các thực thể kinh tế.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ