Trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài

2024/04/03

LuậtLaođộng LuậtLaođộngNướcngoài

Quy trình thu hồi giấy phép lao động khi người nước ngoài nghỉ việc đóng vai trò quan trọng trong  thủ tục hành chính, đặc biệt khi xảy ra vi phạm trong quá trình tạm trú, làm việc tại Việt Nam. Mối quan hệ lao động với người nước ngoài chấm dứt khi giấy phép lao động được trả lại. Thủ tục này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều vướng mắc, thủ tục  pháp lý sau này mà còn đặc biệt quan trọng khi người nước ngoài  vi phạm do tạm trú, làm việc tại Việt Nam.

1. Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu?

Thời hạn của giấy phép lao động được quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
  1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
  2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
...
Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động theo tối đa không quá 02 năm.

2. Giấy phép lao động của nước ngoài bị thu hồi trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động bao gồm:
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
  • Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
  • Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Đồng thời, theo Điều 156 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực bao gồm:
  • Giấy phép lao động hết thời hạn.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
  • Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
  • Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
  • Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
Theo đó giấy phép lao động bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
  • Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
  • Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Giấy phép lao động hết thời hạn;
  • Chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;
  • Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp;
  • Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt;
  • Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

3. Trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định như thế nào?

CCPL: Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP 

Trình tự thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định như sau:

  1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
  2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ