Điều kiện CFR là gì? Ứng dụng thực tế trong Incoterms

2024/05/22

ThuếLuậtHảiquan

CFR (Cost and freight)-tiền hàng và cước phí là một điều kiện được sử dụng nhiều trong thương mại quốc tế. Khi sử dụng CFR là gì, cần lưu ý những gì cùng tham khảo bài viết hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết được trình bày tại đây.

Lưu ý: Bạn đọc tìm hiểu kiến thức nghiệp vụ sẽ thấy việc sử dụng từ “quy tắc” thay vì “điều kiện” trong incoterms. Trên góc độ học thuật, từ Incoterms 2010 đã được thay thế cách gọi từ “điều kiện” thành “quy tắc”. Tuy nhiên, trong thực tế làm việc, các bên có thể tạm bỏ qua để dễ trao đổi hơn. Có thể hiểu, điều kiện DDP hay quy tắc DDP đều nói đến cùng một thỏa thuận trong giao nhận không ảnh hưởng tới tính chất của giao dịch.

1. Khái niệm về điều kiện CFR (Cost and freight)

CFR/CNF/C&F – Cost and Freight (tiền hàng và cước phí) là điều kiện giao nhận người bán có trách nhiệm giao hàng tới cảng dỡ hàng (đầu nhập khẩu) do người mua chỉ định. Người bán không có trách nhiệm thông quan nhập khẩu.

Đây là một trong 11 điều kiện thương mại của phiên bản incoterms 2020 và incoterms 2010, chỉ áp dụng với hình thức vận tải đường biển và thủy nội địa.

Giá bán CFR là tiền hàng cước phí vận tải quốc tế/ tính bằng giá FOB người cộng thêm chi phí vận tải quốc tế từng cảng bốc tới cảng dỡ hàng.

Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận tải biển)

Khi bán hàng CFR người bán không có trách nhiệm phải dỡ hàng trên phương tiện tại cảng nhập. Nếu người mua yêu cầu người bán làm thì cần bổ sung trong hợp đồng ngoại thương.

Cách viết trên hợp đồng: CFR [Cảng đến quy định] Phiên bản Incoterms

Ví dụ: CFR, ShangHai, China, Incoterm 2020 ( chúng ta sẽ hiểu cảng bốc hàng tại nước nhập khẩu là cảng Shang Hai, Trung Quốc.

2. Trách nhiệm của 2 bên mua bán trong điều kiện CFR

Trong điều kiện CFR người bán và người mua sẽ phân chia trách nhiệm của người bán trong giao nhận vận tải như sau:

Trách nhiệm vận tải hàng hóa 

Người bán

Người mua 

Sản xuất đóng gói hàng hóa theo thỏa thuận

X


Thuê hợp đồng vận tải nội địa giao nhận hàng hóa từ kho tới bốc hàng 

X


Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận chuyển đến một cảng giao hàng được chỉ định bằng chi phí của mình.

X


Bốc xếp hàng lên tàu tại cảng xuất

X


Chuẩn bị giấy phép xuất khẩu và những chứng từ theo thỏa thuận 

X


Làm thủ tục thông quan xuất khẩu 

X


Thuê vận tải quốc tế trở hàng từ cảng bốc tới cảng nhập hàng đã được chỉ định

X


Làm thủ tục thông quan nhập khẩu 


X

Chuẩn bị giấy phép làm thủ tục thông quan nhập khẩu 


X

Vận tải nội địa từ cảng nhập về kho tiến hành nhập kho tiêu thụ


X

Nhập kho tiêu thụ, bốc xếp hàng tại cảng nhập


X


Ví dụ thực tế: Công ty TNHH V Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu giá CFR, OSAKA, Nhật Bản, Incoterm 2022. Cảng bốc hàng tại Hải Phòng, Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu: mặt hàng gỗ xẻ thanh (pallet). Với điều kiện này người bán cần làm các việc sau:

Người bán: Sản xuất đóng gói bao bì mặt hàng theo thỏa thuận, và chuẩn bị giấy phép theo yêu cầu của người bán gần tới ngày giao hàng sẽ trở hàng tới cảng bốc hàng chỉ định làm thủ tục thông quan xuất khẩu chuẩn bị giấy phép theo thỏa thuận. Sau khi làm thủ tục thông quan xuất khẩu thuê vận tải quốc tế trở hàng tới cảng nhập là hết trách nhiệm. Khi hoàn tất việc giao hàng lên tàu tại cảng xuất,người bán chuẩn bị chứng từ theo thỏa thuận gửi cho người mua để nhận tiền.

Người mua với điều kiện CFR: Osaka sẽ theo dõi tiến độ hàng từ sau khi lên tàu tại cảng xuất, tại thời điểm này rủi ro đã được chuyển giao cho người mua vì vậy người mua có thể quản trị rủi ro bằng việc mua bảo hiểm vận tải hàng hóa quãng đường vận tải quốc tế. Chuẩn bị giấy phép làm thủ tục thông quan nhập khẩu khi hàng tới cảng nhập, đóng thuế nhập khẩu, vận tải từ cảng nhập về kho tiêu thụ. Hàng về kho tiến hành nhập kho tiêu thụ.


3. Phân chia về chi phí giữa 2 bên mua bán trong điều kiện CFR ( Cost and Freight )

Dựa vào trách nhiệm đã quy định trong điều kiện CFR người bán và người mua sẽ chịu những chi phí sau:

Chi phí người bán chịu 

Chi phí người mua chịu 

Chi phí sản xuất đóng gói hàng theo thỏa thuận 

Phí dịch vụ cảng tại cảng khởi hành;

Chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng; 

Chi phí để có được giấy phép xuất khẩu, thuế hải quan;

Chi phí kiểm soát chất lượng hàng hóa, cân, đo và đếm hàng hóa cần thiết trước khi xếp hàng lên tàu;

Chi phí cung cấp các chứng từ vận tải được cấp cho cảng đích và bản sao điện tử của nó

Chi phí thuế ở nước nhập khẩu;

Chi phí bảo hiểm trong quá trình vận chuyển;

Chi phí vận chuyển từ cảng nhà đến văn phòng chính;

Chi phí để có được giấy phép nhập khẩu cần thiết cho giao dịch và các chi phí liên quan đến thông quan nhập khẩu; 

Phí hải quan ở các quốc gia quá cảnh và tại quốc gia đích đến;

Tất cả các chi phí liên quan đến quá cảnh, trừ khi có quy định khác trong hợp đồng vận chuyển;

Chi phí dỡ hàng, trừ khi có quy định khác trong hợp đồng vận chuyển

4. Phân tích rủi ro trong điều kiện CFR

Việc chuyển giao rủi ro hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người bán chỉ định tại cảng thuộc nước người bán. 

Người bán sẽ chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được giao thành công trên boong tàu tại cảng xuất, điều này có nghĩa là ngay khi hàng được giao lên tàu tại cảng xuất người mua sẽ chịu mọi rủi ro liên quan tới vận tai hàng hóa.

Điều này có nghĩa là người mua sẽ chịu những rủi ro hàng hóa liên quan tới vận tải. Phương án quản trị rủi ro bằng việc mua bảo hiểm vận tải hàng hóa, nếu người mua muốn người bán chịu toàn bộ rủi ro có thể đề xuất ký hợp đồng mua hàng giá DAT hoặc DAP.

Lưu ý về phương án mua bảo hiểm hàng hóa điều kiện CFR:

Theo điều kiện CFR, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.

Ví dụ: Ở điều kiện này, người bán có đoạn rủi ro ít hơn do đoạn rủi ro chỉ từ kho người bán đến khi hàng hóa được đặt yên vị trên tàu. Còn về phần người mua, đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua trong quá trình dỡ hàng lên phương tiện vận chuyển chính và quá trình vận chuyển. Do đó, trong trường hợp này, người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.

Ngoài ra, nếu người mua muốn thỏa thuận nhượng quyền mua bảo hiểm cho người bán, thì nên sử dụng điều kiện CIF.

5. Khi nào nên mua bán điều kiện CFR

Người bán và người mua cần lưu ý những công việc liên quan tới mua bán trong hợp đồng ngoại thương như sau:

5.1. Nên bán hàng với điều kiện CFR trong trường hợp

  • Người bán làm được cước vận tải quốc tế tốt, giá giẻ hơn người mua
  • Người bán không muốn chịu rủi ro liên quan tới vận tải quốc tế
  • Người bán muốn dành quyền chủ động trong vận tải quốc tế, nhiều trường hợp 2 bên còn hoài nghi về khả năng thanh toán của nhau
  • Người bán ngoài việc bán hàng cho người mua sẽ bán hàng cho nhiều người mua khác, nên cần chủ động thuê vận tải quốc tế để giao nhận hàng hóa cho nhiều người khác nhau.

5.2. Khi nào nên mua hàng với điều kiện CFR

  • Người mua nên mua hàng với điều kiện CFR trong trường hợp chưa mua được cước vận tải quốc tế giá tốt
  • Người bán có kinh nghiệm thuê vận tải, logistics tốt hơn người mua đang làm
  • Người mới nhập khẩu cần mua giá giẻ, có phương án quản trị rủi ro trong vận tải bằng việc mua bảo hiểm vận tải quốc tế.

6. Những lưu ý cần biết khi sử dụng điều kiện CFR

Điều kiện CFR chỉ áp dụng cho phương thức giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa.

Khi sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải, thường sẽ là trường hợp hàng hóa được bàn giao cho một hãng vận chuyển tại nhà ga container, trường hợp này nên sử dụng CPT thay vì CFR.

CFR yêu cầu người bán làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan hàng hóa nhập khẩu hoặc quá cảnh qua nước thứ ba.

Ứng dụng của CFR trong điều kiện incotem 2020 và 2010 là tương tự nhau về trách nhiệm, rủi ro và chi phí của các bên liên quan.

Ví dụ: Trong trường hợp, lô hàng được vận chuyển thông qua một số hãng vận tải cho các chặng khác nhau. Đầu tiên, lô hàng được trung chuyển từ Hồng Kông đến Thượng Hải, sau đó lên một tàu biển từ Thượng Hải đến Southampton.

Câu hỏi đặt ra: Liệu rủi ro chuyển từ người bán sang người mua tại Hồng Kông hay tại Thượng Hải: việc giao hàng diễn ra ở đâu?

Trả lời:
Người bán giao hàng cho người mua tại cảng đích cuối cùng là Southampton. Rủi ro trong vận tải hàng hóa được chuyển giao từ 2 bên mua bán diễn ra: Khi hàng được giao trên boong tàu tại cảng xuất đầu tiên. Điều này có nghĩa là người mua sẽ chiu rủi ro liên quan tới mất mát thiệt hại hàng hóa ngay khi hàng được giao thành công lên boong tàu tại cảng bốc hàng đầu tiên. Nếu các bên muốn rủi ro chuyển nhượng ở giai đoạn sau (Thượng Hải), họ cần xác định rõ điều này trong hợp đồng mua bán. Nếu người bán chịu chi phí theo hợp đồng vận chuyển liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm quy định tại cảng đích, thì người bán không có quyền thu hồi các chi phí đó riêng biệt với người mua trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.
Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/dieu-kien-cfr/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ