1. Khái niệm FOB ( free on board là gì )
FOB – Free On Board (giao hàng lên tàu) làm một trong 3 điều kiện thuộc nhóm F gồm (FCA ; FAS và FOB) được sử dụng tại Incoterm gần nhất 2020 và 2010. Với điều kiện FOB này người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu lên boong tàu tại cảng xuất do người mua chỉ định.Tại thời điểm hàng hóa được giao thành công lên trên boong tàu tại cảng xuất mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại cho việc chuyển hàng hóa khi hàng hóa được chuyển giao cho người mua.
Điều kiện FOB (Free on board) chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa nếu 2 bên mua bán có ý định giao hàng tại cảng xuất hoặc chỉ cần đặt hàng tại chân phương tiện ở cảng xuất có thể cân nhắc điều kiện FCA (giao hàng tại cảng) hoặc FAS ( giao hàng tại chân phương tiện) thay vì điều kiện FOB
Điều khoản này chỉ được sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa nơi các bên có ý định giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên tàu. Nếu các bên không thể giao hàng hóa lên tàu thì nên cân nhắc sử dụng quy tắc FCA thay vì quy tắc FOB. FOB yêu cầu người bán làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ phải thông quan hàng hóa nhập khẩu hoặc quá cảnh qua nước thứ ba.
Cách viết trên hợp đồng: FOB + [ Cảng giao hàng quy định ] + Phiên bản Incoterms
Ví dụ: FOB, Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020 (Điêu kiện này sẽ hiểu là người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu lên boong tàu tại cảng xuất là hết trách nhiệm.) Để giao được hàng lên boong tàu tại cảng xuất Cát Lai, người bán phải làm những gì cùng đọc những thông tin thể hiện bên dưới:
Một lô hàng để đi từ kho người bán tới kho người mua 2 bên mua bán sẽ cùng phân chia trách nhiệm như sau:
3. Phân chia về chi phí trong điều kiện FOB
Khi ký hợp đồng giao dịch điều kiện FOB dựa vào trách nhiệm của mình 2 bên mua bán sẽ chịu những chi phí sau:3.1. Người bán chịu chi phí
- Chi phí đóng gói hàng hóa (chi phí bao bì đóng gói hàng hóa theo yêu cầu)
- Thông quan xuất khẩu: (Bao gồm tiền thuế, phí và lệ phí đầu xuất)
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng biển theo quy định (chi phí vận tải nội địa từ kho tới cảng xuất, chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận để trở hàng tới cảng bốc).
- Liên quan đến việc bốc xếp hàng hóa trước khi lên tàu (Các chi phí Local charge đầu xuất người bán phải trả như: THC; LO.LO; DOC…)
- Các chi phí liên quan tới việc chuẩn bị giấy phép (Giấy phép xuất khẩu và giấy phép gửi cho người mua theo yêu cầu đề thông quan nhập khẩu)
- Chi phí thanh toán: Các chi phí liên quan tới khâu thanh toán quốc tế sử dụng phương thức thanh toán quốc tế cho ngân hàng đâu xuất
- Giá tại xưởng của sản phẩm
- Chi phí cố định cho nhân viên
- Chi phí dự phòng cho những tổn thất không mong muốn
- Tỉ suất lợi tức kỳ vọng mà người bán mong muốn.
3.2. Khi mu hàng giá FOB ( free on board) người mua sẽ chịu những chi phí sau
- Ký kết hợp đồng vận tải (Chi phí vận tải quốc tế từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng)
- Chi phí bảo hiểm nếu có ( trường hợp người mua muốn mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển sẽ bỏ thêm chi phí mua bảo hiểm hàng hóa sau khi tiếp nhận rủi ro từ người bán)
- Chi phí thông quan nhập khẩu: (Tiền thuế nhập khẩu, thuê dịch vụ thông quan nhập khẩu…)
- Chi phí khai thác tháng tại cảng nhập và tại kho (Chi phí bốc xếp hàng từ trên tàu xuống cảng nhập, và bốc lên phương tiện vận tải về kho đây là những chi phí LCC đầu nhập như: D/O; THC; VSC; LO.LO, CIC…., chi phí thuê nhân công bốc xếp hàng.)
- Chi phí vận tải nội địa (thuê phương tiện vận tải từ cảng nhập về kho)
- Chi phí liên quan tới việc nhập kho tiêu thụ ( thuê kho bãi, thuê nhân công bốc xếp, khai thác hàng)
- Chi phí dự phòng phát sinh khi mua hàng
- Chi phí liên quan tới khâu thanh toán (trả phí giao dịch cho ngân hàng, chi phí lãi vay, thay đổi tỉ giá nếu có…)
- Phân bổ chi phí cố định cho lô hàng nhập khẩu
4. Phân tích rủi ro khi mua hàng nhóm FOB ( free on board )
Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng thuộc nước người bán theo quy định trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB, Cát Lái,incoterm 2020 điểm phân chia rủi ro theo điều kiện incoterm này như sau:Người mua quản tri rủi ro bằng việc mua bảo hiểm hàng hóa từ khâu vận tải quốc tế, tùy theo nhu cầu người mua sẽ lựa chọn hình thức mua bảo hiểm phù hợp với mặt hàng của mình theo phân loại bảo hiểm theo định mức A, B,C.
Ví dụ: Ở điều kiện này, hàng hóa được chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa nằm ngay ngắn lên tàu. Tức là đoạn rủi ro của người bán trong trường hợp này là từ kho người bán đến khi hàng hóa được lên tàu. Còn về phần người mua, đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua trong quá trình bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính và quá trình vận chuyển. Do đó, người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
Tuy nhiên trong trường hợp người mua lo ngại về việc vận tải quốc tế gặp rủi ro người mua được khuyên nên mua với các điều kiện nhóm D như: DAT; DAP.
5. Khi nào nên mua bán hàng với điều kiện FOB (free on board )
Việc lựa chọn điều kiện mua hàng phù hợp với incoterm sẽ giúp 2 bên mua bán tối ưu chi phí và kiểm soát rủi ro. Vì vậy trong vai trò người bán hoặc người mua bạn cần lưu ý lựa chọn điều kiện FOB phù hợp.6. Những lưu ý cần biết khi sử dụng điều kiện FOB ( free on board )
Điều kiện FOB chỉ áp dụng cho phương thức giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa.Dựa theo quy định trong điều kiện FOB, cho dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng/giao container ở ICD hay cảng biển lớn, khi nào hàng hóa nằm trên tàu thì người bán mới hết trách nhiệm chịu mọi rủi ro. Cụ thể là trong trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán hạ Container hàng ở ICD, đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển vì chính hãng tàu còn người bán thì không thể nào kiểm soát được rủi ro về hàng suốt quãng đường này.
Nếu chẳng may có xảy ra rủi ro không mong muốn thì người bán phải chịu trách nhiệm chứ không phải là người mua. Hiểu đơn giản, hãng tàu (do người mua thuê) gây ra lỗi lầm vận chuyển từ ICD ra cảng biển lớn, khiến hàng hóa bị hư hao nhưng người bán phải gánh chịu thiệt hại này. Do đó, cần chú ý, nếu người bán giao hàng bằng Container, hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng đến giao ở ICD kiểu như trên thì người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện FCA thay vì dùng FOB để có thể kết thúc trách nhiệm ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu tại ICD.
Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/dieu-kien-fob-free-on-board-la-gi/