Khác biệt giữa IFRS và VAS trong phần hành tài sản cố định

2024/05/09

TintứcIFRS

Quyết định số 345/QĐ-BTC ban hành ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính yêu cầu sau năm 2025, các đối tượng doanh nghiệp sẽ phải áp dụng hoàn toàn các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IFRS/IAS) thay vì tiếp tục sử dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) như hiện tại. Xét trong tình huống hiện tại, các doanh nghiệp cần sẵn sàng tiếp thu để chuẩn bị cho sự thay đổi về chuẩn mực kế toán, cũng như những kiến thức cần thiết về sự điểm khác biệt giữa hai hai chuẩn mực này, đặc biệt trong phần tài sản cố định. Hiểu rõ vấn đề đó, chúng tôi đưa đến bài viết về sự khác biệt giữa IFRS/IAS và VAS trong tài sản cố định.

Khác biệt giữa IFRS và VAS trong phần hành tài sản cố định hữu hình

Một số điểm khác biệt nổi trội giữa IFRS và VAS bao gồm:
(a) Không coi các tài sản thuộc phần bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (PPE) được phân loại giữ để bán là tài sản cố định hữu hình
(b) Các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp, các quyền về khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu, khí và các nguồn tài nguyên không tái sinh tương tự.
(c) Yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán này đối với các bất động sản đang được xây dựng/ phát triển để sử dụng trong tương lai như là bất động sản đầu tư nhưng chưa thỏa mãn điều kiện của bất động sản đầu tư. Trong VAS không quy định điều này.
(d) Giải thích hai thuật ngữ bổ sung là giá trị đặc thù của doanh nghiệp và tổn thất do sụt giảm giá trị. Theo IAS 16, giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giá bán ròng của một tài sản và giá trị sử dụng của tài sản đó. Theo VAS 3, giá trị có thể thu hồi là giá trị được thu hồi từ việc sử dụng trong tương lai của tài sản đó, bao gồm giá trị còn lại của tài sản khi thanh lý.

Về điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình (giữa IAS 16 và VAS 03)

IAS 16 ghi nhận các tài sản cố định PPE (Property, plant, and equipment) được mua, mà các tài sản này bản thân chúng không tạo ra lợi ích kinh tế nhưng cần thiết để khiến cho các tài sản khác có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế. VAS 03 chỉ quy định về các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản.
VAS 3 yêu cầu 2 điều kiện bổ sung đối với việc ghi nhận tài sản hữu hình so với IAS 16: thời hạn sử dụng hữu ích là hơn 1 năm và đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành. IAS 16 đề cập việc sử dụng bất động sản, máy móc thiết bị trong hơn một niên độ kế toán.

Về nguyên giá

VAS 03 thường chỉ bao gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt, trong khi đó trong IAS 16 ghi nhận cả chi phí tháo rời, loại bỏ và khôi phục tài sản.

Về khấu hao và thanh lý

IAS 16 yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thành phần trọng yếu của một hạng mục PPE. VAS 03 không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quan trọng của PPE.
Theo IAS 16, giá trị còn lại của tài sản sẽ được xét vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu các số liệu kỳ vọng khác xa các ước tính trước đó thì (các) thay đổi sẽ được giải trình là thay đổi về ước tính kế toán. Giá trị còn lại của tài sản có thể tăng đến một giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản. Từ đó, chi phí khấu hao của tài sản bằng “0”. VAS 03 không đề cập đến việc soát xét giá trị còn lại.
Theo IAS 16, không dừng việc khấu hao khi tài sản trở nên nhàn rỗi hoặc không còn được sử dụng trừ khi tài sản đó đã được khấu hao hoàn toàn. Tuy nhiên, chi phí khấu hao có thể bằng 0 theo phương pháp của các đơn vị sản xuất khi không có hoạt động sản xuất.
IAS 16 trình bày rõ hơn về ngày thanh lý một khoản mục và cách thức hạch toán thu nhập từ tiền thu thanh lý tài sản hoãn lại.

Về giá trị sau ghi nhận ban đầu

IAS 16 cho phép hai cách kế toán (a) ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost) hoặc (b) đánh giá lại theo giá trị hợp lý (fair value). VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at cost).Mô hình giá gốc (Cost): Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế.
Mô hình đánh giá lại (Revaluation model): Tài sản được ghi theo số tiền đánh giá lại. Theo số tiền đánh giá lại (revalue amount) là giá trị hợp lý (fair value) tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế. Chuẩn mực kế toán IAS 16 yêu cầu mô hình này chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo lường được một cách đáng tin cậy (be measured reliably).
Một điều rất quan trọng là khi một khoản mục của TSCĐ được đánh giá lại, tất cả tài sản cố định loại đó phải được đánh giá lại  (chuẩn mực kế toán IAS phân loại tài sản dài hạn hữu hình như sau: đất, đất và vật kiến trúc, máy móc, tàu thủy, máy bay, xe cộ, bàn ghế dụng cụ lớn, thiết bị văn phòng).
Khi sử dụng mô hình đánh giá lại tài sản, trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày rõ các giả định trong việc đánh giá và vẫn phải trình bày giá trị gốc của tài sản (không đánh giá lại). Như vậy nhà đầu tư vẫn biết cả giá trị gốc (đã trừ khấu hao lũy kế) và giá trị hợp lý.

Về thuyết minh

Theo chuẩn mực kế toán IAS 16, cần phải thuyết minh về tổn thất do sụt giảm giá trị có ảnh hưởng đến lãi lỗ, chênh lệch tỷ giá hối đoái ròng phát sinh từ việc quy đổi các báo cáo tài chính từ đồng tiền cơ sở sang đồng tiền trình bày báo cáo khác, lãi lỗ do đánh giá lại, và đền bù của bên thứ ba đối với sự sụt giảm giá trị tài sản. Chuẩn mực IAS 16 khuyến khích thuyết minh chi tiết hơn.

Kết luận

Tóm lại, IFRS (International Financial Reporting Standards) và VAS (Việt Nam Accounting Standards) là hai hệ thống tiêu chuẩn kế toán có điểm khác biệt quan trọng do IFRS luôn luôn sẵn sàng thay đổi trước tình hình kinh tế mới. IFRS là một bộ tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trong khi VAS là bộ tiêu chuẩn kế toán được sử dụng tại Việt Nam dành riêng cho các doanh nghiệp. Điều này làm cho các doanh nghiệp phải thực hiện hiểu biết sâu hơn về cả hai hệ thống tiêu chuẩn và áp dụng chúng một cách thích hợp tùy thuộc vào văn hóa kinh doanh và yêu cầu pháp lý của từng quốc gia.

*Thông tin khác 

Nếu bạn muốn tìm thêm thông tin liên quan đến bài đăng này hoặc thông tin công ty chúng tôi, vui lòng xem các bài đăng và trang bên dưới. Công ty Kế toán AGS Việt Nam hy vọng bạn có thể dành nhiều thời gian hơn trên trang web của chúng tôi và có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Nguồn: https://sapp.edu.vn/bai-viet-acca/so-sanh-ias-16-va-vas-03-ve-tai-san-co-dinh-huu-hinh/#1-khac-biet-giua-chuan-muc-ke-toan-ias16-va-vas-03-ve-tai-san-co-dinh

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ