NHỮNG NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC CAO BIẾT RÕ “Ý ĐỊNH THẬT CỦA CHÍNH MÌNH”

2024/05/06

Kỹnăng_Cánhân

Những người hiểu rõ bản thân có năng lực cao

Tôi tưởng tôi hiểu rõ bản thân mình nhất. Như tôi đã đề cập lúc đầu, tôi thực sự hơi lo lắng khi biết rằng không phải như vậy. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Tasha Eurich, nhà tâm lý học tổ chức, nhà nghiên cứu và tác giả đã nói:

“Mặc dù hầu hết mọi người tin rằng họ hiểu rõ bản thân mình nhưng sự tự nhận thức hóa ra lại là một phẩm chất thực sự hiếm có. Chúng tôi ước tính chỉ có 10-15% số người được khảo sát thực sự đáp ứng được tiêu chí đó.”

Đó là những gì cô ấy nói.

Tôi nghĩ “Cái gì, mình không phải là người duy nhất”, lần này, tôi cảm giác an tâm nhưng theo Tiến sĩ Eurich, nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng: “Những người có hiểu biết rõ ràng về bản thân” có những đặc điểm sau:
  • Có “sự tự tin hơn”
  • Có “sự sáng tạo hơn”
  • Có thể “đưa ra quyết định phù hợp” hơn
  • Xây dựng “mối quan hệ con người chặt chẽ” hơn
  • “Kỹ năng giao tiếp” cao
  • “Hiệu suất làm việc” cao
  • Dễ “thăng tiến”
  • Trở thành “nhà lãnh đạo hiệu quả” hơn
Nói cách khác, những người có khả năng tự nhận thức thấp được cho là có những đặc điểm “thiếu”, “thấp” hoặc “trung bình” ở trên.

Việc người có khả năng tự nhận thức cao có tồn tại hay không là rất hiếm, với tư cách là một doanh nhân, bạn không thể để tình trạng này như vậy được.

Hiểu về cảm xúc thật bằng cách viết “Những việc không muốn làm”

Như vậy, để nâng cao khả năng tự nhận thức của mình, tôi đã tự hỏi bản thân: “Tôi muốn làm gì?” và đặt một tờ giấy trăng trước mặt. Tuy nhiên, không có câu trả lời nào được ghi lại và bàn tay cầm bút vẫn bất động.

Khi đang làm việc đó, tôi có cơ hội xem một bài báo trước đây (xuất bản vào 9/1/2019) do nhà tư vấn thói quen Takeshi Furukawa viết, tôi nghĩ: “Ồ, chính là nó!”. Theo ông Furukawa:

“Nếu bạn không thể ngay lập tức nghĩa ra mình muốn làm gì, hãy tự viết ra những điều bạn ghét đến chết. Ngay cả những người bị ngăn cản về mặt cảm xúc vẫn có thể viết ra những điều mà họ không muốn làm”

Đó là những gì ông ấy nói. Nếu như viết ra những thứ mà mình ghét, bạn sẽ thấy được điều bạn muốn làm ngược lại.

Ví dụ, nếu như bạn viết ra “Tôi không muốn thuyết trình!”, bạn có thể thấy rằng bạn có một ý tưởng trái ngược về những gì bạn muốn làm, chẳng hạn như “Ồ, tôi thà tạo ra mọi việc lặng lẽ hơn là đúng trước mặt mọi người.” Ông Furukawa nói: “Ngay cả khi bạn không biết mình muốn làm gì, bạn vẫn có thể dễ dàng viết ra những điều bạn không thích.”

Nhân tiện, Yoshiharu Takeharu, Chủ tịch chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận Shigoto Mirai và cũng tham gia xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho Cybozu, Inc., nói rằng “để hiểu được cảm xúc thực sự của bản thân”, hãy xác định rõ “điều mình không muốn làm, việc mình ghét, thứ mình không giỏi, những người mình không muốn có quan hệ”.

Nếu như vậy, tôi nghĩ mình cũng thử tìm hiểu về cảm xúc thật của bản thân thông qua việc viết ra “những việc mình kiên quyết không muốn làm”.

Thử viết ra “Những việc mình không muốn làm” một điều mỗi ngày

Đúng là “những việc tôi không muốn làm” dễ dàng xuất hiện trong đầu tôi, nhưng đáng ngạc nhiên là tôi không nghĩ nhiều điều trong số đó xuất hiện trong đầu tôi cùng một lúc.

Vì vậy, tôi đã tự mình viết ra một điều mà tôi hoàn toàn không muốn làm mỗi ngày. Cho dù đó là quá khứ xa xôi, quá khứ gần đây hay bất cứ điều gì chợt đến trong đầu tôi ngày hôm đó, và sau đó tôi sẽ viết ra một điều mà mình hoàn toàn không muốn làm và sau đó, viết ra một điều khác mà tôi muốn làm hoàn toàn trái ngược lại với điều trên, giống như trong một cuốn nhật ký.

Và đây là những thứ tôi đã đã thử làm trong vài ngày

Lúc mới bắt đầu thì có chút khó khăn nhưng dần dần những điều đó xuất hiện trong tâm trí tôi nhiều hơn. Có rất nhiều mong muốn tiềm ẩn trong tôi là tôi thực sự muốn thực hiện chúng.

Tôi cũng đã có một khám phá lớn. Khi ôn lại những ký ức trong quá khứ, tôi nhận ra rằng có một số việc lẽ ra nằm trong danh sách “không bao giờ muốn làm” của tôi nhưng giừo đây tôi thực sự giỏi chúng.

Ví dụ, vài năm trước, tôi rất tệ trong việc viết những bài liên quan đến thực hành, chẳng hạn như bài mà các bạn đang đọc bây giờ. Điều này là do tôi cảm thấy thật rắc rối khi phải làm những công việc tương tự như viết tay hoặc chụp ảnh giữa lúc làm việc trên máy tính. Nhưng bây giờ tôi lại cảm thấy hoàn toàn trái ngược...

Có lẽ,
  • Tôi cảm thấy mình không giỏi việc đó vì “tôi không biết cách làm”
  • Þ Vì công việc nên tôi phải làm điều đó
  • Þ Lúc đó, tôi biết cách làm điều đó
  • Þ Rào cản biến mất
  • Þ Tôi trở nên giỏi về nó theo thời gian
Là như vậy.

Và nếu quy tắc này áp dụng cho những việc khác, rất có thể những yếu tố trong những việc mà bạn hoàn toàn không muốn làm sẽ giúp bạn phát triển. Tôi đã viết nó và sẽ tiếp tục viết nó ra.
  • · Những điều tôi không bao giờ muốn làm
  • · Những điều tôi thực sự muốn làm

Tôi sẽ giữ cả hai điều đó làm điều quý giá của riêng mình và sử dụng chúng trong tương lai


Nguồn: https://studyhacker.net/unpleasant-thing-learning

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ