SOC và COC Container là gì?

2024/05/24

ThuếLuậtHảiquan

Bạn đang muốn tìm hiểu về ký hiệu SOC và COC Container trong xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng vẫn chưa biết những ký hiệu này có ý nghĩa gì và tại sao lại quan trọng như vậy, đừng bỏ qua bài viết trình bày tại đây.

1. Container là gì?

Container (Cont) là một thùng lớn bằng thép hình hộp chữ nhật. Ruột rỗng, có cửa mở gồm 2 cánh tại một mặt, có chốt để đóng kín. Vỏ ngoài Cont thường phủ một màu xanh dương hoặc màu đỏ. Tuy nhiên vẫn có những màu khác tùy thuộc vào nhà sản xuất hoặc người sử dụng, có đặc tính bền, phù hợp cho việc vận chuyển và xếp dỡ. Có rất nhiều loại container với kích thước, hình dáng, sức chứa hàng hóa khác nhau.
Hiện nay, kích thước và tải trọng cho phép của cont được xác định chủ yếu theo 2 hệ quy chuẩn:

  • ISO 668:2013 Series 1 freight containers – Phân loại, kích thước và xếp hạng
  • ISO 1496-1:2013 Series 1 freight containers – Thông số kỹ thuật và thử nghiệm
Vậy câu hỏi đặt ra “Liệu có phải tất cả các cont hiện nay trên thị trường đều thuộc quyền sở hữu của các hãng tàu?” Và câu trả lời là “Không, bên cạnh hãng tàu, một số bên khác cũng có thể sở hữu cont” Vậy chúng sẽ khác nhau như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

2. SOC Container và COC Container là gì?

2.1. SOC Container là gì?

SOC (Shipper Owned Container) là container thuộc sở hữu của những đối tượng sau:
  • Người gửi hàng (Shipper)
  • Bên giao nhận (Forwarder)
  • Nhà vận chuyển không tàu (Non vessel Operating Common Carrier – NVOCC): Expeditors, Blue Anchor Line,…
  • Các công ty cho thuê container: Triton, Triphook, Cronos,…
Hình thức này cho phép người sở hữu quản lý và sử dụng container theo cách linh hoạt hơn, mà không cần phải trả các khoản phí DEM/DET (Demurrage/Detention) cho hãng tàu sau khi container đã được sử dụng. Bên cạnh đó, họ chỉ cần đặt chỗ trên tàu và khi đó báo giá sẽ không bao gồm phí liên quan đến container.

2.2. COC Container là gì?

COC (Carrier Owned Container) là loại container thuộc sở hữu và chịu sự kiểm soát của người chuyên chở (Hãng tàu) như Cosco, APL, MOL, KMTC, ONE,…. Container COC thường sử dụng cho các lô hàng vận chuyển tiêu chuẩn và là loại phổ biến nhất trong vận chuyển đường biển. Người chuyên chở phải đảm bảo rằng container đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng được yêu cầu để đảm bảo hàng hóa an toàn và không bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.

3. Ưu điểm và Nhược điểm của SOC và COC Container

Khi giao nhận hàng hoá chủ hàng nên cân đối linh hoạt sử dụng loại container là SOC hoặc COC, dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của 2 loại container này bạn có thể tham khảo:

3.1. Ưu điểm

SOC Container

COC Container

Vận chuyển và lưu trữ dễ dàng: chủ hàng có thể lưu trữ hàng hóa trong container nhập khẩu trong thời gian dài, điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xếp dỡ hàng hóa.

Không cần quản lý container: Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng COC container là bạn không phải lo lắng về việc quản lý và bảo trì các container. Việc này do hãng vận tải đảm nhiệm, từ việc đảm bảo chất lượng và an toàn của container cho đến việc duy trì chúng.

Kiểm soát chất lượng: Bạn có khả năng kiểm soát chất lượng của container và đảm bảo rằng hàng hóa không bị tổn thất do container kém chất lượng.

Tối ưu hóa chi phí vận chuyển: Trong trường hợp dư thừa container, bạn có thể tận dụng lợi thế chi phí. Nếu cảng có quá nhiều container trống do cân đối cung cầu không đủ, hãng vận tải có thể giảm giá cước vận chuyển để tăng tỷ lệ lấp đầy container. Điều này giúp bạn có cơ hội tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Quản lý và sử dụng linh hoạt: Do container được sở hữu bởi NVOCC hoặc chủ hàng, họ có thể quản lý và sử dụng chúng linh hoạt theo nhu cầu cụ thể của mình.

Khả năng thích nghi với biến đổi thị trường: Do container không phải do bạn sở hữu, bạn có khả năng linh hoạt hơn trong việc thích nghi với biến đổi của thị trường container. Bạn có thể tìm kiếm các giải pháp vận chuyển khác mà không bị ràng buộc bởi việc sở hữu container.

Tránh phí DEM/DET: Không cần phải trả các khoản phí DEM/DET cho hãng tàu sau khi sử dụng container.


Bảo trì và quản lý: Người sở hữu container có khả năng tự quản lý, bảo trì và duy trì container theo yêu cầu của mình.


3.2. Nhược điểm

SOC Container

COC Container

Cần vốn đầu tư ban đầu: Một trong những nhược điểm lớn của việc sử dụng SOC container là yêu cầu đầu tư ban đầu đáng kể. Bạn cần phải đầu tư một lượng lớn vốn để mua các container ban đầu. Điều này có thể tạo áp lực lên tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập.

Tăng chi phí vận chuyển nếu không cầu lớn hơn cung: Trong tình trạng cung cầu không cân bằng, giá cước vận chuyển có thể tăng lên đáng kể. Nếu số lượng container không đủ để đáp ứng nhu cầu, hãng vận tải có thể tăng giá cước, ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển của bạn.

Tốn kém chi phí và thời gian quản lý: Chi phí không chỉ xuất phát từ việc mua container, mà còn từ việc lưu trữ, bảo quản và bảo trì chúng. Các hoạt động kiểm kê, quản lý, vận hành hàng ngày và bảo dưỡng cũng đòi hỏi một lượng thời gian đáng kể từ phía doanh nghiệp.

Phát sinh phí detention: Detention fee là một khoản phí mà bạn phải trả khi vượt quá thời hạn sử dụng container được quy định bởi hãng vận tải. Điều này có thể phát sinh khi bạn không trả container đúng thời hạn sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển.

Rủi ro trong vận chuyển đa phương thức: Đối với các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau, việc sử dụng SOC container có thể tạo ra một sự ràng buộc. Container có thể không phù hợp hoặc không sẵn sàng cho mọi loại vận chuyển, dẫn đến sự phức tạp trong việc quản lý hàng hóa và container trong môi trường đa dạng.

Ràng buộc với hãng vận tải: Sử dụng COC container có thể đặt bạn vào một tình thế ràng buộc với hãng vận tải. Bạn phải tuân theo các quy định và điều kiện do hãng vận tải đề ra liên quan đến việc sử dụng và trả container, và điều này có thể hạn chế sự linh hoạt của bạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Rủi ro thất thoát và tổn hại: Sở hữu container cũng đặt bạn vào nguy cơ thất thoát và tổn hại. Container có thể bị mất mát, hỏng hóc hoặc bị gian lận trong quá trình vận chuyển, và việc quản lý rủi ro này cũng đòi hỏi sự chú ý và nỗ lực.


=> Trong bối cảnh tình trạng khan hiếm container và sự biến đổi không ngừng của thị trường vận chuyển, việc sử dụng SOC container cần phải được đánh giá kỹ lưỡng, xem xét tới những rủi ro và lợi ích mà chúng mang lại.



4. Phân biệt SOC và COC Container

Giống nhau: Những thông tin trên container, bao gồm trọng lượng, khả năng chứa, dung tích và nhãn dán.

Khác nhau:

SOC Container

COC Container

Không có hình ảnh logo của hãng tàu ở phía mặt sau.

Mã hiệu của container SOC thường bắt đầu bằng chữ “NONE” (nghĩa là không thuộc bất kỳ hãng tàu cụ thể nào).

Thường có hình ảnh logo của hãng tàu ở mặt sau của container.

Mã hiệu của container COC bắt đầu bằng 4 chữ cái, tương đương với mã SCAC của hãng tàu (SCAC là mã được cấp bởi Mỹ để phân biệt các hãng vận tải với nhau).


Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/ky-hieu-soc-va-coc-container/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ