05 quan niệm sai lầm về nghề Kế toán – Kiểm toán

2024/06/19

TintứcKếtoán TintứcKiểmtoán

Kế toán – Kiểm toán là ngành quan trọng trong nền kinh tế và có vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp, được ví như “người nắm giữ huyết mạch” của doanh nghiệp. Cũng bởi vậy mà ngành Kế toán – Kiểm toán luôn lọt Top ngành học được “săn đón”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm gây ảnh hưởng lớn đến ngành Kế toán – Kiểm toán. Bài viết dưới đây sẽ “giải mã” các quan điểm sai lầm và giúp độc giả có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề Kế toán – Kiểm toán.

1. Kế toán – kiểm toán là một công việc nhàm chán, không có tính sáng tạo

Kế toán – kiểm toán liên quan nhiều đến tài liệu, số sách, chứng tờ,… vì vậy, khách quan mà nói, công việc này khá khô khan với quy trình làm việc có thể lặp đi lặp lại những thao tác giống nhau. Tuy nhiên, đó chỉ là tính chất chung của công việc.
Thực tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, người làm công tác kế toán phải có sự sáng tạo trong công việc mà vẫn đảm bảo được tính khoa học và pháp lý trong công việc. Người làm kế toán – kiểm toán cũng phải tương tác với nhiều đối tượng khác nhau như: Chủ doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm, khách hàng, người lao động… Vì vậy đòi hỏi sự linh hoạt trong các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống,…
Bên cạnh đó, người làm Kế toán – Kiểm toán phải đảm bảo: Tư duy nhạy bén, khả năng tính toán tốt; cần cù, chăm chỉ; thận trọng, tỉ mỉ, cẩn thận; khả năng làm việc độc lập.

2. Kế toán – kiểm toán là một môn toán tổng hợp không mấy dễ chịu

Kế toán – kiểm toán đúng là nghề làm việc chủ yếu với những con số. Tuy nhiên, những con số trong kế toán chỉ để phục vụ phép tính “cộng”, “trừ”, “nhân”, “chia”; hoàn toàn không có “tích phân”, “vi phân”… nên việc thực hiện vô cùng đơn giản.
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập tại giảng đường, sinh viên còn được học các môn bổ trợ như tin học và ứng dụng công nghệ mới; có thể ứng dụng vào công việc và giúp việc tính toán trở nên dễ dàng hơn.
Chắc chắn khi theo đuổi nghề Kế toán – Kiểm toán, bạn sẽ nhận thấy điều thú vị của nghề này là các con số “biết nói” và nói lên ngôn ngữ của kinh doanh. Điều mà không phải ngành nghề nào cũng thấy được.

3. Kế toán giỏi phải biết làm “ảo thuật” với các con số để giúp doanh nghiệp trốn thuế

Một kế toán giỏi trước hết phải là người biết bảo vệ doanh nghiệp khỏi các nguy cơ rủi ro tài chính. Những khoản tiền “không rõ nguồn gốc” sẽ là mầm mống cho các “hậu hoạ” khó lường, có thể dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp hay khả năng vướng vào các vòng lao lý của chủ doanh nghiệp sau này.
Việc trốn các khoản bảo hiểm cho người lao động là hành động gieo một hay mầm xấu cho chủ doanh nghiệp và bản thân người làm kế toán. Vì vậy, một kế toán giỏi không thể là người nhắm mắt làm liều, bất chấp luật pháp để doanh nghiệp phải giánh chịu những nguy cơ rủi ro về pháp lý, tài chính cũng như nghiệp quả.

4. Nghề Kế toán – Kiểm toán là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực xung khắc

Kế toán là quá trình quan sát, thu thập, phản ánh, kiểm kê, quản lý nguồn vốn tài sản, tài chính trong một doanh nghiệp. Kiểm toán là công việc kiểm tra độ trung thực, khách quan, tính chính xác của các thông tin tài chính. Điều này có nghĩa chức năng của kiểm toán là nhằm phân tích và kiểm tra hoạt động kế toán của doanh nghiệp.
Trong thực tế, hai lĩnh vực này không hề đối lập nhau. Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán là mối quan mật thiết và hợp pháp. Kế toán phải chứng tỏ tính chuyên nghiệp của mình trước bất cứ một cuộc kiểm tra, thanh tra nào của kiểm toán hoặc thuế vụ. Kế toán phải là người nắm vững các quy định của việc thanh tra, kiểm tra đó cũng như các kiến thức về kiểm toán để đủ nhận ra những sai phạm (nếu có) của doanh nghiệp.
Một kế toán viên chuyên nghiệp phải có khả năng trả lời tất cả các câu hỏi của chuyên gia kiểm toán hoặc thanh tra thuế. Đồng thời, kiểm toán viên cũng không thể thực hiện công việc kiểm tra sổ sách, giấy tờ của khách hàng được nếu không có khái niệm về nguyên tắc trình bày bảng cân đối kế toán.

Do vậy, Kế toán – Kiểm toán có thể được gọi là một lĩnh vực và thường được coi là một môn trong lịch trình giảng dạy tại các trường đại học tài chính – kế toán hoặc kinh tế.

Hành trang của một chuyên gia kế toán tương lai được đào tạo bài bản trong trường đại học được hình thành từ 80% các nguồn kiến thức về kế toán và 20% – kiến thức kiểm toán, phân tích, kiểm tra. Đây là nét đặc biệt trong việc thiết kế các chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán viên tại các trường đại học.

5. Doanh nghiệp chỉ tuyển dụng người có kinh nghiệm lâu năm

Sự trải nghiệm trong quá trình học tập và làm việc của các kế toán – kiểm toán viên là tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng lựa chọn nguồn nhân lực. Sinh viên mới tốt nghiệp, khi thấy yêu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp là “ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm” đã trở nên chán nản và không dám gửi hồ sơ xin việc.
Trên thực tế, mọi việc không đến nỗi trầm trọng như suy nghĩ của nhiều người. Hiện nay, phần lớn sinh viên Kế toán đều được thực hành trên các phần mềm chuyên dụng ngay từ năm 2; trải nghiệm thực tế, thực tập tại doanh nghiệp từ năm thứ 3 đại học. Trong quá trình học tập, sinh viên cũng có cơ hội tham gia các câu lạc bộ chuyên môn, các cuộc thi chuyên môn; chia sẻ kinh nghiệm học tập và thực hiện tự làm được một phần mềm kế toán trên Excel hay nền tảng nào đó để giải các bài tập kế toán.
Việc nắm chắc chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ giúp sinh viên tạo ra một hồ sơ xin việc ấn tượng. Đây cũng là điểm nhấn giúp nhà tuyển dụng nhận diện ra “sự khác biệt” giữa các ứng viên khác.
Thực tế đã chứng minh rằng, nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đã được tuyển chọn và làm việc tại các doanh nghiệp lớn hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có uy tín. 
Nguồn: https://dainam.edu.vn/vi/khoa-ke-toan/tin-tuc/05-quan-niem-sai-lam-ve-nghe-ke-toan-kiem-toan

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ