Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc nhập khẩu hàng hóa không chỉ là hoạt
động của các doanh nghiệp lớn mà còn trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều hộ
kinh doanh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu hộ kinh doanh có được nhập khẩu
hàng hóa không? Hãy cùng AGS tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý bạn đọc
hãy cùng theo dõi
1. Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy
nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Như vậy, có thể hiểu
hộ kinh doanh là một tổ chức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên
hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm
2019), quy định:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa
được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật.
Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu được hiểu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh có được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:
- Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hộ kinh doanh được thành lập theo quy
định của pháp luật thì
được thực hiện quyền xuất nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký
kinh doanh, trừ những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu nhập
khẩu.
Xuất, nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD hộ kinh doanh
không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi đó, hộ kinh doanh
chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”.
Thông tin về việc hộ kinh doanh có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không
được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia, đồng thời được liên thông
với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan…
4. Thủ tục khi hộ kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp đã nêu trên, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Nguồn:https://easyinvoice.vn/ho-kinh-doanh-co-duoc-nhap-khau-hang-hoa-khong/