[KTNB] Kế toán doanh thu và kỹ năng cần có để thành công

2024/06/11

NgànhKếToán-Kiểmtoán

Kế toán doanh thu là một chức danh được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa kế toán doanh thu với kế toán bán hàng. Nếu bạn có ý định ứng tuyển vị trí này thì đừng bỏ qua những chia sẻ sau đây.

1. Vai trò của kế toán doanh thu trong doanh nghiệp

Ngay từ tên gọi đã cho thấy nhiệm vụ kế toán doanh thu trong doanh nghiệp. Tính chất công việc này chủ yếu liên quan đến việc tính toán và thống kê thu nhập của doanh nghiệp.

Đây là vị trí thường thấy ở các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng hoặc dịch vụ. Do doanh thu của các doanh nghiệp thường thay đổi theo từng ngày nên có nhiều khoản mục doanh thu khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp cần một người phụ trách riêng mảng này, gọi là kế toán doanh thu.

Họ có nhiệm vụ kiểm soát các khoản tiền đầu vào từ khách hàng của doanh nghiệp, hay đó chính là doanh thu. Doanh thu là nguồn tiền chính để duy trì và phát triển công ty. Vì vậy, kế toán viên doanh thu có vai trò hết sức quan trọng đối với tình hình tài chính nói chung của doanh nghiệp.

2. Mô tả công việc của kế toán doanh thu

Trong các doanh nghiệp nhỏ, kế toán trưởng hoặc kế toán bán hàng thường đảm nhận việc kiểm toán doanh thu,... Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, loại hình và quy mô của công ty mà công việc cụ thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhiệm vụ thông thường của kế toán viên doanh thu sẽ là:

2.1 Quản lý doanh thu hàng ngày

Trong các công ty kinh doanh sản phẩm, bản mô tả công việc kế toán doanh thu sẽ như sau:
  • Cập nhật hàng ngày số liệu doanh thu từ hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm kiểm tra các khoản thu có được cập nhật chính xác hay không.
  • Theo dõi, đối chiếu chứng từ giao dịch thẻ ngân hàng, thông báo cho ngân hàng quyết toán nếu chưa nhận đủ số tiền thanh toán.
  • Thực hiện hạch toán, kiểm toán doanh thu hàng ngày.
Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, siêu thị,..) kế toán viên cần thực hiện các công việc sau:
  • Nhận báo cáo kinh doanh của thu ngân sau đó đối chiếu với phần mềm quản lý hệ thống.
  • Phân loại doanh thu theo phương thức khách hàng thanh toán.
  • Thực hiện hạch toán tiền thừa - thiếu của mỗi nhân viên thu ngân trước khi kết thúc ca làm việc.

2.2 Thực hiện báo cáo điều chỉnh giảm trừ

Kế toán viên doanh thu theo dõi và xác minh các khoản khấu trừ trong hoạt động kinh doanh thông qua các hợp đồng giao dịch. Họ cần đảm bảo rằng các điều chỉnh và khoản khấu trừ từ các khoản thanh toán được cấp trên phê duyệt. Cuối cùng là lập báo cáo các khoản khấu trừ đã được phê duyệt và trình bày cho ban lãnh đạo.

2.3 Thực hiện báo cáo theo tháng, quý và năm

Định kỳ vào mỗi cuối tháng, nhân viên kế toán phải tổng hợp số liệu doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong tháng của doanh nghiệp. Từ dữ liệu thu thập được, kế toán doanh thu phải lập báo cáo hàng tháng theo mẫu quy định.

Vào mỗi cuối quý, kế toán viên doanh thu cần báo cáo tình hình doanh thu của quý từ những bản báo cáo tháng đã thực hiện. Vào cuối năm, dựa vào các báo cáo doanh thu quý mà tạo báo cáo doanh thu hàng năm. Trong quá trình làm báo cáo, kế toán viên doanh thu cần phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp rà soát lại trước khi gửi kế toán trưởng ký duyệt.


Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp để rà soát số liệu - Ảnh: Internet.

3. Tiêu chí ứng tuyển vị trí kế toán doanh thu

Các yêu cầu khi tuyển dụng nhân viên kế toán cũng được phân loại theo quy mô của công ty, tức là mức lương đưa ra càng cao thì yêu cầu tuyển dụng càng khắt khe. Một số yêu cầu cơ bản của vị trí này như:

3.1 Năng lực, hiểu biết chuyên môn

Theo Luật Kế toán Việt Nam, các công việc liên quan đến kế toán bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp. Vì vậy, để trở thành một kế toán viên doanh thu chuyên nghiệp, ứng viên phải có bằng cấp chứng chỉ hành nghề kế toán trước tiên.
Để vượt qua "vòng loại CV" và đến với vòng phỏng vấn kế toán doanh thu, ứng viên cần đáp ứng những tiêu chí cơ bản sau:
  • Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán chính quy tại trường Đại học hoặc Cao đẳng.
  • Với vị trí kế toán doanh thu trong ngành nhà hàng khách sạn, đòi hỏi ứng viên có nền tảng chuyên môn về ngành dịch vụ nói chung.
  • Đối với ngành F&B, ứng viên phải có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.

3.2 Kỹ năng cần thiết

Vì đây là ngành đặc thù nên ứng viên cần nắm chắc kỹ năng tin học văn phòng. Đặc biệt đối với các công ty nước ngoài, công việc kế toán thường phải đọc báo cáo tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Do đó, để phát triển trong ngành thì bắt buộc bạn phải trau dồi khả năng tiếng Anh của mình.

Một kỹ năng khác không kém phần quan trọng là khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề. Nhiệm vụ của một kế toán là thường xuyên thu thập hóa đơn, chứng từ, báo cáo,….nên ứng viên cần trang bị kỹ năng phân tích xuất sắc.

3.3 Đạo đức, phẩm chất thích hợp

Ngoài kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, không thể bỏ qua những đạo đức, phẩm chất quan trọng. Là một kế toán viên doanh thu, người quản lý doanh thu cho một doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng đánh giá cao những người trung thực và siêng năng.

Ứng viên cần có tinh thần trách nhiệm trong công việc cao, đặc biệt là tính trung thực trong việc lập báo cáo thu nhập. Đối với những công việc gắn liền với sổ sách, dữ liệu thì càng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài ra, ứng viên phải có kỹ năng quản lý thời gian và tư duy logic tốt để phát hiện ra những sai sót trong dữ liệu, sổ sách.

4. Tìm việc làm kế toán doanh thu ở đâu tốt?

Trong thời đại 4.0 ngày nay, không khó để ứng viên tìm việc làm kế toán doanh thu, nhất là khi ngành kế toán ở Việt Nam đang rất phát triển. Thế nhưng ứng viên khó có thể tìm được vị trí phù hợp nhất với năng lực hoặc trình độ của mình.
Nguồn: https://tuoitre.vn/ke-toan-doanh-thu-la-gi-va-ky-nang-nao-can-co-de-thanh-cong-20231229172035991.htm

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ