I. VÌ SAO KHÔNG PHÁT SINH DOANH THU MÀ DOANH NGHIỆP VẪN PHẢI NỘP BCTC?
Báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp không có phát sinh doanh thu trong một kỳ kế toán. Cụ thể, việc nộp BCTC vẫn rất quan trọng và bắt buộc vì những lý do chính sau:Việc lập BCTC giúp cơ quan quản lý thuế kiểm soát nắm được tình hình tài chính, tính minh bạch và trung thực trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp;Ngay cả khi không có doanh thu, BCTC vẫn giúp doanh nghiệp tự đánh giá được tình hình tài chính của mình, các khoản chi phí nghĩa vụ tài chính và các sự kiện quan trọng khác của doanh nghiệp. Đồng thời, BCTC cũng giúp cho nhà quản lý đánh giá được các thách thức và cơ hội trong quá trình kinh doanh ngay cả khi không có doanh thu.
Căn cứ pháp lý tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại Điểm đ Khoản 1 Điều này và các trường hợp tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Thông tư Thông tư 156/2013/TT-BTC.
II. HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÔNG PHÁT SINH DOANH THU
1. Cách lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu
Khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:Các khoản vốn góp (doanh nghiệp mới thành lập) hạch toán: Nợ TK 111, 112 / Có TK 411.
Lưu ý: Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ghi nhận thuế môn bài: Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì phải khai và nộp lệ phí môn bài.Hạch toán khoản thuế môn bài phải nộp: Nợ TK 642 / Có TK 3339;
Hạch toán thanh toán tiền thuế môn bài: Nợ TK 3339 / Có TK 111, 112.
Nếu doanh nghiệp có mở tài khoản công ty:Các khoản phí duy trì tài khoản hạch toán: Nợ TK 642 / Có TK 112;
Các khoản lãi tiền gửi ngân hàng hạch toán: Nợ TK 112 / Có TK 515.
Các khoản chi phí khi thành lập: mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, phí tư vấn thành lập… hạch toán: Nợ TK 642 / Có TK 111, 112.
2. Hồ sơ báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu
Các báo cáo doanh nghiệp phải nộp cuối năm bao gồm:
1. Bộ báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Tờ khai quyết toán thuế TNDN
3. Tờ khai quyết toán thuế TNCN
Các hồ sơ chi tiết để lập báo cáo tài chính và tờ khai quyết toán thuế TNCN, quyết toán thuế TNDN dựa trên các tờ khai theo tháng hoặc quý đã nộp và các dữ liệu sau:Hóa đơn mua vào, bán ra, sổ phụ ngân hàng và bảng lương;
Tờ khai thuế GTGT hàng quý hoặc hàng tháng;
Quyết toán thuế TNDN được lập dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Quyết toán thuế TNCN được lập dựa trên tờ khai thuế TNCN nộp hàng quý và bảng lương 12 tháng, các thông tin về mã số thuế cá nhân và CCCD của người lao động.
III. QUY ĐỊNH NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM KHI KHÔNG PHÁT SINH DOANH THU
1. Những trường hợp không cần nộp BCTC năm khi không phát sinh doanh thuDoanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (căn cứ theo Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC);
- Doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
- Doanh nghiệp được cho phép gộp BCTC
Lưu ý:
Đối với doanh nghiệp được phép cộng gộp BCTC thì thực hiện cộng gộp như sau:Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm;
Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, mức phạt khi doanh nghiệp vi phạm thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể như sau:Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm dưới 3 tháng so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng;
Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng;
Doanh nghiệp không công khai báo cáo tài chính năm theo quy định → Phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng.
Đối với doanh nghiệp được phép cộng gộp BCTC thì thực hiện cộng gộp như sau:Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm;
Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Mức phạt khi vi phạm thời hạn nộp BCTC năm theo quy định
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, mức phạt khi doanh nghiệp vi phạm thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể như sau:Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm dưới 3 tháng so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng;
Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm chậm từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định → Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng;
Doanh nghiệp không công khai báo cáo tài chính năm theo quy định → Phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng.
https://ketoananpha.vn/cach-lap-bao-cao-tai-chinh-nam-khong-phat-sinh-doanh-thu.html