Tính độc lập của dịch vụ kiểm toán

2024/06/25

TintứcKiểmtoán

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, dịch vụ kiểm toán đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu trên thị trường tài chính. Chất lượng dịch vụ kiểm toán luôn được nâng cao bởi quy định của các Chuẩn mực Kiểm toán. Một phần quan trọng để đảm bảo chất lượng liên quan đến tính độc lập của dịch vụ kiểm toán. Đây là yếu tố đảm bảo sự khách quan cho ý kiến kiểm toán.

1. Tính độc lập của dịch vụ kiểm toán

Tính độc lập được giới chuyên gia xem như là nền tảng của dịch vụ kiểm toán. Bên cạnh yếu tố chuyên môn, yếu tố độc lập có ảnh hưởng thiết yếu đến báo cáo tài chính. Vai trò của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý từ đó nâng cao độ tin cậy cho các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Tính độc lập của kiểm toán viên bao gồm 2 dạng:
  • Độc lập tư tưởng: đây là trạng thái tư tưởng cho phép KTV đưa ra các xét đoán chuyên môn và hành động một cách chính trực, vận dụng được tính khách quan cũng như thái độ hoài nghi nghề nghiệp để tiến hành cuộc kiểm toán.
  • Độc lập hình thức: là việc KTV cần tránh các tình huống sự kiện mà một bên thứ ba độc lập với đầy đủ thông tin có thể kết luận tính khách quan và chính trực của công ty kiểm toán và KTV không được bảo đảm.
Kiểm toán viên hành nghề cung cấp dịch vụ kiểm toán phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức là cần thiết để kiểm toán viên hành nghề đưa ra kết luận hoặc được coi là đưa ra kết luận một cách không thiên vị, không mâu thuẫn về lợi ích hoặc không bị ảnh hưởng một cách bất hợp lý từ người khác.
Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ. Và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ, hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được.
Ví dụ về các biện pháp bảo vệ:
  • Rút khỏi nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ;
  • Thực hiện thủ tục kiểm tra, giám sát;
  • Chấm dứt các mối quan hệ tài chính hoặc kinh doanh làm phát sinh các nguy cơ;
  • Thảo luận vấn đề với các cấp lãnh đạo cao hơn trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán; hoặc
  • Thảo luận vấn đề với Ban quản trị của khách hàng.
  • Nếu các biện pháp bảo vệ được áp dụng không thể loại trừ hay làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải từ chối hoặc chấm dứt hợp đồng dịch vụ với khách hàng.

2. Tính độc lập của dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam

Tính độc lập được quy định trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Độc lập là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất đối với Kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến kiểm toán phải độc lập cả về hình thức và tư tưởng.
Năm 1991, thị trường dịch vụ kiểm toán độc lập đã được hình thành với sự ra đời của Công ty Dịch vụ Kiểm toán và Công ty Dịch vụ Kế toán. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 20-5-2022 có hơn 200 doanh nghiệp (DN) kiểm toán trên cả nước, với hơn 2.500 người có chứng chỉ KTV và đã đăng ký hành nghề. Cùng với sự phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập, yêu cầu về chất lượng kiểm toán ngày càng cao và điều đó càng đòi hỏi đội ngũ KTV độc lập cần tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp một cách chặt chẽ. Ngày 8-5-2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 70/2015/TT-BTC kèm theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Thông tư đề cập cách tiếp cận tính độc lập cũng như các nguy cơ ảnh hưởng tới tính độc lập. Chuẩn mực yêu cầu: “Thành viên nhóm kiểm toán, các DN kiểm toán và các công ty mạng lưới phải duy trì tính độc lập đối với khách hàng kiểm toán”.
Các dịch vụ phi kiểm toán như có khả năng làm giảm tính độc lập của kiểm toán viên. Các dịch vụ phi kiểm toán như: dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ soát xét… Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tại Việt Nam cũng không cho phép công ty kiểm toán cung cấp đồng thời hai dịch vụ này cùng lúc cho một khách hàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra dịch vụ phi kiểm toán làm tăng hiệu quả dịch vụ kiểm toán do có sự lan tỏa kiến thức.
Nguồn: https://vinasc.com.vn/tinh-doc-lap-trong-dich-vu-kiem-toan/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ