Võ sĩ không nói hai lời

2024/06/05

NhậtBản-Vănhóa

Câu tục ngữ "Võ sĩ không nói hai lời" (武士に二言はない – Bushi ni nigon ha nai) có ý nghĩa là một võ sĩ không nên làm ngược lại những gì mình đã nói lúc đầu, phải giữ lời và không được nói dối.

Có một cuốn sách nổi tiếng tên là “Bushido” (Võ sĩ đạo) do Inazo Nitobe viết. Inazo Nitobe liệt kê 7 điều đại diện cho Võ sĩ đạo bao gồm: (Gi – công lý), (Yu – can đảm),(Nhân – nhân từ), (Rei – tôn trọng), (Makoto – chân thành),名誉(Meiyo – danh dự), 忠義(Chugi – tận tậm).Trong đó, tác giả giải thích về chân thành rằng nếu không có sự thật và sự chân thành thì không thể có cách cư xử. Tác giả giải thích rằng võ sĩ, những người đứng đầu trong tầng lớp Sĩ Nông Công Thương, có địa vị cao và “lời nói võ sĩ” có mức độ chân lý cao.

Lời nói của võ sĩ thời Edo rất quan trọng. Người ta nói rằng “hai lời” và “sự dối trá” sẽ phải trả giá bằng cái chết. Chúng ta có thể thấy hai từ này của Võ sĩ bị ghét bỏ cà căm ghét như thế nào.

Ngoài ra, thuật ngữ “Luật kinh doanh Võ sĩ” đã được phổ biến rộng rãi sau thời Duy Tân Minh Trị. Nitobe Inazo biểu thị điều đó không có ý nghĩa là không buôn bán với những võ sĩ có thái độ hống hoách mà chỉ một cái nhìn khác. Người ta nói rằng những võ sĩ không nói hai lời và những võ sĩ quá cao thượng và lương thiện không thể cạnh tranh với kẻ xảo quyệt vì họ không có khả năng kinh doanh.

Hành động ký hợp đồng không được xem là một phong tục của võ sĩ và một khi họ đã đồng ý với điều đó, họ sẽ hành động bằng cả tính mạng. Vì vậy, “lời hứa bằng miệng” là đủ và những lời hứa của Võ sĩ được đưa ra mà không bằng chứng bằng văn bản và được giữ nguyên. Tuy nhiên, sau thời Duy Tân Minh Trị, chế độ Sĩ Nông Công Thương sụp đổ, các võ sĩ đột nhiên mất niềm tin và họ phải tiến hành kinh doanh dựa trên những thứ như là hợp đồng hoặc giấy bảo đảm. Có vẻ như việc thay đổi suy nghĩ của họ là một việc hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, tinh thần “Võ sĩ không nói hai lời” được nuôi dưỡng từ thời Edo vẫn được truyền lại cùng với ý thức đạo đức của người dân Nhật Bản. Câu nói của Inazo Nitobe thể hiện rằng tinh thần đạo đức của người Nhật bắt nguồn từ Võ sĩ đại có thể nói là đã phản ánh trong tâm linh của người dân Nhật Bản cho đến ngày nay.

Nguồn: https://www.touken-world.jp/tips/26161/#:~:text=%E6%AD%A6%E5%A3%AB%E3%81%AF%E6%AD%A6%E5%A3%AB-,%E6%AD%A6%E5%A3%AB%E3%81%AF%E9%A3%9F%E3%82%8F%E3%81%AD%E3%81%A9%E9%AB%98%E6%A5%8A%E6%9E%9D,%E7%94%A8%E3%81%84%E3%82%89%E3%82%8C%E3%82%8B%E3%81%93%E3%81%A8%E3%81%8C%E3%81%82%E3%82%8A%E3%81%BE%E3%81%99%E3%80%82

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ