Khi nhập khẩu hàng hóa vào một quốc gia, có một số loại thuế cơ bản mà doanh
nghiệp và người nhập khẩu cần phải nộp. Dưới đây là một số loại thuế phổ
biến:
1. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu
từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mục đích là để tăng nguồn thu vào ngân
sách nhà nước, đồng thời giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước,
cân bằng cán cân thương mại. Đôi khi, thuế nhập khẩu còn ngăn hành vi phá giá
bằng cách tăng giá nhập khẩu.
Mức thuế nhập khẩu dành cho từng loại hàng hóa là khác nhau. Doanh nghiệp và
người nhập khẩu cần chú ý theo dõi các nghị định, quy định của Chính phủ ban
hành để thực hiện cho đúng, đủ và kịp thời.
2. Thuế giá trị gia tăng (VAT) hàng nhập khẩu
Thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải
trả. Số tiền thuế này sẽ bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và
thuế bảo vệ môi trường.
Để biết chính xác loại hàng hóa mà doanh nghiệp mình nhập khẩu chịu mức thuế
suất là bao nhiêu, doanh nghiệp, người nhập khẩu cần tìm kiếm trong Nghị định 72/2024/ND-CP
về việc "QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG".
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ
xa xỉ hoặc tiềm ẩn những tác động không nhằm điều tiết việc sản xuất, tiêu
dùng, nhập khẩu của xã hội. Nhằm tăng ngân sách cho Nhà nước cũng như tăng
cường hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh đối với những loại hàng hóa dịch
vụ này.
Để biết loại hàng hóa mình nhập khẩu có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay
không, doanh nghiệp, người nhập khẩu có thể căn cứ tại
Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và khoản 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP,
quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt.
4. Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau
đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Doanh nghiệp, người nhập khẩu có thể tham khảo cụ thể hơn thông qua việc căn
cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 về 08 đối
tượng chịu thuế môi trường.
5. Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp
Tại
khoản 5, 6 và khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
quy định như sau:
- Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Về việc áp dụng thuế này, doanh nghiệp, người nhập khẩu có thể tham khảo cụ
thể tại Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
6. Thuế tự vệ
Theo khoản 7 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế tự
vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa
quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước.
Daonh nghiệp, người nhập khẩu có thể tham khảo tại
Khoản 1 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định cụ
thể về điều kiện áp dụng thuế tự vệ.