Lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng nhanh

2024/07/09

TintứcTàichính

Trong tuần đầu tiên của tháng 7, tiếp tục có thêm nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. Hiện đang có hơn 20 ngân hàng trả lãi suất từ 5 - 6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Xu hướng tăng lãi suất huy động rộ lên từ tháng 5 và đến nay đã bước sang tháng thứ 3 liên tiếp.

I. Tình hình chung 

Từ tháng 5 tới nay làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm đã được các ngân hàng liên tục duy trì với hàng chục đợt tăng lãi suất, thậm chí có ngân hàng tăng lãi suất tới 3-4 lần chỉ trong vòng 1 tháng.
Kể từ đầu tháng 7 đã có 6 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động gồm NCB, Eximbank, SeABank, VIB, BaoViet Bank, và Saigonbank. Đáng chú ý, Eximbank đã có động thái tăng lãi suất 2 lần liên tiếp chỉ trong ngày 4 và 5/7.
Theo đó, biểu lãi suất huy động mới tại Eximbank được niêm yết với hình thức gửi tại quầy gồm kỳ hạn 3 tháng tăng 0,1 điểm % lên mức 3,4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng 0,4 điểm % lên 4,7%/năm và kỳ hạn 12 tháng tăng 0,1 điểm % lên 5%/năm.

II. Tình hình các ngân hàng 

Trước đó, NCB là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 7.
Cụ thể, NCB điều chỉnh tăng áp dụng với kỳ hạn 1-5 tháng là 3,6-4,1%/năm, kỳ hạn 6 tháng hưởng lãi suất 5,25%/năm, kỳ hạn 9-11 tháng hưởng lãi 5,3-5,55%/năm, kỳ hạn 12 tháng nhận lãi 5,6%/năm và gửi tiền trên 12 tháng nhận lãi suất 5,7-6%/năm.
Đồng thời, NCB vẫn đang áp dụng mức lãi suất 6,1%/năm cho các khoản tiền gửi 18 – 60 tháng. Đây cũng là mức lãi suất huy động tiền gửi cao nhất nhì trên thị trường hiện nay (không tính các khoản tiền gửi có số tiền lớn đặc biệt).
Trong khi đó, tại ngân hàng SeABank, với sản phẩm lãi suất tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng được SeABank tăng 0,5 điểm %/năm lên 3,2%/năm. Kỳ hạn từ 3-5 tháng tăng 0,8 điểm %/năm, đạt 3,7%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng đồng loạt tăng thêm 0,6 điểm %/năm. Cụ thể, kỳ hạn tiền gửi 6 tháng niêm yết mức lãi suất niêm yết là 4,2%/năm, 7 tháng 4,3%/năm, 8 tháng 4,35%/năm, 9 tháng 4,4%/năm, 10 tháng 4,45%/năm, và 11 tháng 4,5%/năm.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,5 điểm %/năm lên 4,95%/năm. Kỳ hạn 15 tháng cũng tăng thêm 0,5 điểm %/năm hiện đạt 5,5%/năm. Trong khi lãi suất kỳ hạn 18-36 tháng tăng 0,7 điểm %/năm lên 5,7%/năm.
Tại VIB, lãi suất huy động được điều chỉnh tăng nhẹ 0,1 điểm % đối với kỳ hạn một tháng, lên mức 3,1%/năm, các kỳ hạn còn lại không thay đổi.
Tại Saigonbank, hôm nay (8/7) vừa ban hành biểu lãi suất mới sau, tăng tại hầu hết tất cả các kỳ hạn. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng 0,2 điểm %, lên mức 2,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng 0,3 điểm %, lên mức 2,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3 điểm %, lên mức 4,1%/năm, lãi suất kỳ hạn 9 tháng tăng 0,3 điểm %, lên mức 4,4%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,3 điểm %, lên mức 5,3%/năm.
Cùng ngày, BaoViet Bank cũng ghi nhận tăng khoảng 0,1-0,2 điểm % lãi suất tại hầu hết các kỳ hạn.
Trước đó, trong tháng 6, thị trường đã ghi nhận 23 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động gồm: TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB, MBBank, Eximbank, OCB, BVBank, NCB, VietBank, VietA Bank, VPBank, PGBank, Techcombank, ACB, SHB, VietinBank. Trong đó, nhiều nhà băng đã tăng lãi suất 2 - 3 lần trong tháng 6.

III. Phân tích tình hình 

Theo giới phân tích, tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tăng trưởng thấp trong những tháng đầu năm đi cùng tăng trưởng tín dụng hồi phục khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn. Bên cạnh đó, hoạt động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ tín phiếu và bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng tới thanh khoản tiền Đồng của các ngân hàng.

Lãi suất còn tiếp tục tăng

Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ liên tục duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian tới.
Nguyên nhân của mặt bằng lãi suất cao xuất phát từ bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng từ quý III với các yếu tố tăng lương, chênh lệch tỷ giá USD/VND.
Theo tính toán từ VCBS, mặc dù lãi suất huy động đang có xu hướng tăng dần lên từ mức đáy, tuy nhiên mặt bằng lãi suất ở thời điểm hiện tại vẫn đang thấp hơn mức lãi suất trung bình 3 năm trước giai đoạn dịch Covid-19 là 5,05%/năm.
Các chuyên viên phân tích thuộc VCBS dự báo mặt bằng lãi suất huy động nhích nhẹ trong quý II và III từ 0,3 đến 0,5 điểm phần trăm. Đồng thời, áp lực tăng có thể sẽ gia tăng trong quý IV/2024 và kỳ vọng cả năm lãi suất có thể đi lên từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm.
Trước đó,tại hội thảo dự báo thị trường và chiến lược đầu tư diễn ra cuối tháng 5, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam nhìn nhận, động thái tăng lãi huy động của các ngân hàng ngoài theo xu hướng của các thị trường quốc tế, còn nhằm mục tiêu cân bằng so với lợi suất của các kênh đầu tư khác trên thị trường.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết tháng 4 vẫn dưới 2%, thấp so với cùng kỳ các năm trước. Ông Quang cho hay thực tế xu hướng của tín dụng là thường tăng rất chậm trong quý I, hồi phục vào quý II hàng năm. Ông Quang dự báo, lãi suất tiền gửi có thể tăng 0,5-1% trên các kỳ hạn khác nhau từ nửa cuối năm nay.
Nguồn: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tiếp tục tăng (cafef.vn)

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ