Phân biệt Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ

2024/07/09

TintứcKiểmtoán

1. Khái niệm về Kiểm toán độc lập

Điều 5, Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 đã đưa ra các khái niệm liên quan đến Kiểm toán nội bộ như sau:

“1.Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán."

Trong đó, cụ thể các loại hình Kiểm toán độc lập là:

  • Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
  • Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
  • Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán.

2. Khái niệm về Kiểm toán nội bộ

Căn cứ quy định Điều 39 Luật Kế toán 2015 quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ như sau:

"1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
...
3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
...."

Như vậy, kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

3. Phân biệt giữa Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ 

3.1. Đối tượng kiểm toán

  • Đối với kiểm toán nội bộ: là các cấp lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, những người có nhu cầu muốn cải thiện các hoạt động của doanh nghiệp và gia tăng thêm giá trị.
  • Đối với kiểm toán độc lập: là những bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp, gồm nhà đầu tư, đối tác, ngân hàng, cơ quan quản lý,…. những người có nhu cầu cần có ý kiến bảo đảm của bên thứ ba (được cấp phép hành nghề bởi cơ quan quản lý) về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

3.2. Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán

  • Đối với kiểm toán nội bộ: là các cấp lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, những người có nhu cầu muốn cải thiện các hoạt động của doanh nghiệp và gia tăng thêm giá trị.
  • Đối với kiểm toán độc lập: là những bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp, gồm nhà đầu tư, đối tác, ngân hàng, cơ quan quản lý,…. những người có nhu cầu cần có ý kiến bảo đảm của bên thứ ba (được cấp phép hành nghề bởi cơ quan quản lý) về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

3.3. Mục đích, chức năng 

  • Đối với kiểm toán nội bộ: Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
    • Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
    • Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
    • Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
  • Đối với kiểm toán độc lập: 
    • Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác;
    • Làm lành mạnh môi trường đầu tư;
    • Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng;
    • Phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;
    • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Kết luận 

Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính và quản lý. Kiểm toán độc lập do các công ty kiểm toán hoặc cá nhân độc lập thực hiện, nhằm xác minh tính đúng đắn của báo cáo tài chính của tổ chức, đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy. Ngược lại, kiểm toán nội bộ do nhóm kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện, tập trung vào đánh giá và củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro.

Việc so sánh, phân biệt giữa hai loại kiểm toán này là cần thiết để hiểu rõ những lợi ích và vai trò đặc biệt mà mỗi loại mang lại cho các tổ chức trong thực tế kinh doanh ngày nay.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839EC45-hd-phan-biet-giua-kiem-toan-noi-bo-va-kiem-toan-doc-lap.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ