1. Định vị bản thân là gì?
Định vị bản thân là biết được mình là ai, mình muốn gì, mình đang có những điểm mạnh và điểm yếu nào. Đây là quá trình đòi hỏi sự tự nhận thức và tự đánh giá bản thân một cách khách quan nhất. Qua đó, mỗi người sẽ biết cách phát huy thế mạnh và hạn chế khuyết điểm để đạt được mục tiêu.2. Tại sao phải định vị bản thân trước khi xây thương hiệu cá nhân để kinh doanh?
Diễn giả truyền cảm hứng William Arruda từng chia sẻ: “Thương hiệu cá nhân không phải câu chuyện về bạn, mà là việc ghi dấu ấn của bạn vào giá trị mà bạn mang lại cho người khác”. Thế nhưng nhiều người lại mắc sai lầm đó là vội vàng xây dựng thương hiệu cá nhân khi chưa hiểu rõ về chính mình. Điều này dẫn đến việc giá trị mang lại không tương thích với thương hiệu đã xây dựng.Chính vì thế các quý chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của định vị bản thân với cuộc đời và việc kinh doanh trước khi xây dựng thương hiệu cá nhân.
2.1. Thấu hiểu bản thân, làm chủ cuộc đời
Định vị bản thân là quá trình khám phá và nhận diện những giá trị, đam mê, mục tiêu của bản thân. Đây là bước cơ bản để xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển sự nghiệp. Khi đã thấu hiểu bản thân, chủ doanh nghiệp sẽ biết cách tạo nên sự khác biệt từ những gì mình có. Từ đó có thể làm chủ được hành động, quyết định và hướng đi của mình mà không bị chi phối bởi áp lực hay ý kiến của người khác.2.2. Thu hút nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp để kinh doanh hiệu quả hơn
Khi chủ doanh nghiệp định vị được bản thân, họ nhận thức rõ những giá trị mình có thể mang lại cho cộng đồng. Từ đó, chủ doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh, thông điệp, truyền tải thông điệp phù hợp với nền tảng giá trị đó.Chủ doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu cá nhân riêng biệt sẽ là cầu nối với tệp khách hàng có cùng mục tiêu và quan điểm sống. Đó là nền tảng để xây dựng lòng tin và sự ủng hộ lâu dài của khách hàng.
3. Cách bước định vị bản thân để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công
3.1. Xác định điểm mạnh, điểm yếu, đam mê của bản thân
Cách định vị bản thân đầu tiên là thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu và đam mê của mình. Khi xác định được những yếu tố này, chủ doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng quan và chính xác về bản thân. Từ đó có thể định vị bản thân trong công việc và cuộc sống, chọn lựa những con đường phù hợp với khả năng và mong muốn của mình.Có rất nhiều cách để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Trong đó,MBTI là một trong những công cụ hỗ trợ vô cùng hiệu quả. MBTI là bài kiểm tra và phân loại tính cách dựa trên 4 phương diện:
- Nơi bạn tập trung sự chú ý – Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I)
- Cách bạn tiếp nhận thông tin – Cảm nhận (S) hoặc Trực tiếp (N)
- Cách bạn đưa ra quyết định – Suy nghĩ (T) hoặc Cảm giác (F)
- Cách bạn đối diện với thế giới – Đánh giá (J) hoặc Nhận thức (P)
Nhóm tính cách | Đặc điểm |
ISTJ - Người trách nhiệm | Chăm chỉ, trung thực, tổ chức, trách nhiệm |
ISFJ - Người bảo vệ | Nhân hậu, chung thủy, chu đáo, biết lắng nghe |
ISTP - Người chế tạo | Thực tế, linh hoạt, khéo léo, thích phiêu lưu |
ISFP - Nghệ sĩ | Nhẹ nhàng, thân thiện, cảm xúc, thích tự do |
INFJ - Người ủng hộ | Sâu sắc, tận tụy, sáng tạo, có tầm nhìn |
INFP - Người hòa giải | Nhiệt huyết, trung thành, độc đáo, thích hòa bình |
INTJ - Người khoa học | Độc lập, thông minh, lập luận, có chiến lược |
INTP - Nhà tư tưởng | Lý trí, phân tích, khát tri thức, tư duy logic |
ESTP - Người thuyết phục | Năng động, vui vẻ, tháo vát, thích hành động |
ESTJ - Người giám sát | Có tính tổ chức, quyết đoán, thích kiểm soát |
ESFP - Người biểu diễn | Hoạt bát, thân thiện, nhiệt tình, thích giải trí |
ESFJ - Người chăm sóc | Nhiệt tình, hòa đồng, chu đáo, thích hợp tác |
ENFP - Người truyền cảm hứng | Sôi nổi, nhiệt tình, thích đổi mới |
ENFJ - Người chỉ dạy | Thuyết phục, ấm áp, có động lực, thích giúp đỡ |
ENTP - Người có tầm nhìn xa | Sáng tạo, thông minh, linh hoạt, thích tranh luận |
ENTJ - Người chỉ huy | Lãnh đạo, tự tin, có khả năng nhìn xa trông rộng |
3.2. Định vị năng lực của bản thân
Để định vị bản thân, bạn cần tiếp tục khám phá nnăng lực của mình ở đâu thông qua tháp tư duy Bloom. Mô hình này phân loại tư duy theo 6 mức độ: ghi nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.- Ghi nhớ: Nhớ là cấp độ thấp nhất, nhà lãnh đạo chỉ nhớ lại các thông tin đã được học, được đào tạo. Mặc dù đây là cơ sở cho các mức độ cao hơn nhưng không phải mục tiêu cuối cùng.
- Hiểu: Ở mức độ này anh/chị đã có thể giải thích, cắt nghĩa các thông tin mình được tiếp nhận và ghi nhớ.
- Áp dụng: Áp dụng là cấp độ thứ ba, yêu cầu chủ doanh nghiệp sử dụng kiến thức đã hiểu trước vào các tình huống mới hoặc khác biệt ở chính doanh nghiệp của mình.
- Phân tích: Cấp độ này yêu cầu khả năng tư duy logic và phản biển cao vì anh.chị cần biết cách chia nhỏ kiến thức và đặt chúng trong mối quan hệ tương quan.
- Đánh giá: Ở mức độ này, các cá nhân phải đưa ra được nhận xét, đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn chắt lọc từ kiến thức vừa được tiếp thu.
- Sáng tạo: Đây là cấp độ cao nhất, yêu cầu chủ doanh nghiệp có khả năng tạo ra một sản phẩm mới hoặc một giải pháp mới dựa trên kiến thức đã có. Sáng tạo là bước thể hiện khả năng tư duy đột phá của chủ doanh nghiệp.
Các cá nhân cần xem xét mình đã có kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu hay chưa. Nếu đã có, hãy phân loại nó theo các mức độ của thang tư duy Bloom. So sánh năng lực hiện tại với cấp độ năng lực mong muốn để biết bản thân cần phát triển thêm những gì.
3.3. Tổng hợp và đánh giá
Khả năng tự tổng hợp và đánh giá là cách định vị bản thân quan trọng. Chỉ khi tự nhận thức được công việc mình làm tốt và những điều cần cải thiện mới có thể giúp quý chủ doanh nghiệp thăng tiến trong công việc và cuộc sống. Quy trình tự tổng hợp và đánh giá như sau:a. Xác định những công việc làm tốt
Các chủ doanh nghiệp có thể dựa trên thành tích đạt được, phản hồi hay lời khen ngợi từ đồng nghiệp để biết được công việc mình đã làm tốt. Anh/ chị cũng có thể tự đánh giá bằng cách xem xét những kỹ năng, kiến thức hay kinh nghiệm đã có được trong lĩnh vực hoặc ngành nghề của mình.b. Nhận ra điều gì cần cải thiện
Ngoài những công việc làm tốt, chủ doanh nghiệp cũng nên tự nhận ra điều gì cần cải thiện ở bản thân. Hãy xem những khó khăn, thách thức hay sai lầm mà bản thân đã gặp phải trong công việc để xác định những điểm yếu hay kỹ năng cần phát triển. Các cá nhân cũng có thể xin ý kiến từ người khác, như sếp, đồng nghiệp để có được góc nhìn khách quan hơn về bản thân.Thông qua hai bước trên quý chủ có thể định vị bản thân đang ở vị trí nào, từ đó, có thể chủ động phát triển để nắm bắt cơ hội, loại bỏ thách thức trong công việc của mình.
Cần biết tổng hợp và đánh giá những việc làm tốt và cần cải thiện để định vị bản thân hiệu quả
3.4. Tìm ra công việc phù hợp nhất với bạn
Cách định vị bản thân thông qua quy tắc con nhím, giới thiệu trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collins, được sử dụng vô cùng rộng rãi. Thuyết này nói rằng để thành công, bạn cần tìm ra điểm giao nhau của ba vòng tròn (điểm giao màu cam):- Vòng tròn thứ nhất: Những gì bạn đam mê
- Vòng tròn thứ hai: Những gì bạn có thể làm tốt nhất
- Vòng tròn thứ ba: Những gì xã hội và thị trường sẵn sàng trả tiền cho bạn
Chọn một ngành nghề dựa trên đam và sở trường thôi là chưa đủ, vì cốt
lõi cho sự thành công của một doanh nghiệp là đáp ứng được nhu cầu khách
hàng. Vì vậy, quý chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về yếu tố xã
hội đang thật sự cần là gì. Hãy nghiên cứu thật kỹ xu hướng thị trường
để biết ngành nghề nào đang có nhu cầu và tiềm năng phát triển cao để
lựa chọn.
4. Kết luận
Định vị bản thân là một quá trình liên tục và không có điểm dừng. Đặc biệt, những chủ doanh nghiệp muốn xây dựng được thương hiệu cá nhân riêng biệt để kết nối được khách hàng mục tiêu cần áp dụng đúng cách định vị bản thân đã được AGS gợi ý để chạm tới mục tiêu của mình.Nguồn: https://hbr.edu.vn/5-buoc-dinh-vi-ban-than-de-biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang