Tờ khai thuế TNDN (hay tờ khai quyết toán thuế TNDN) được doanh nghiệp sử
dụng để khai quyết toán thuế theo quy định của Pháp luật. Dưới đây là hướng
dẫn lập tờ khai thuế TNDN và những lưu ý khi lập tờ khai mà kế toán mới
cần nắm được.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý và được hạch toán theo từng ký tính thuế.
“10. Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế đánh vào các khoản thu nhập của doanh nghiệp gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý và được hạch toán theo từng ký tính thuế.
2. Tờ khai thuế TNDN là gì?
Để hiểu rõ về tờ khai quyết toán thuế cần nắm được quyết toán thuế là gì và quyết toán thuế nhằm mục đích gì.2.1. Khai quyết toán thuế là gì
Căn cứ theo Khoản 10, Điều 3, Luật Quản Lý thuế 2019 quy định khai quyết toán thuế như sau:“10. Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”
Như vậy đối với việc khai quyết toán thuế có thể là khai quyết toán thuế thu
nhập cá nhân, khai quyết toán thuế TNDN, khai quyết toán thuế xuất nhập
khẩu… Khai quyết toán thuế nhằm minh bạch các khoản thu chi và phục vụ cho
việc nộp thuế của doanh nghiệp.
2.2. Tờ khai quyết toán thuế là gì
Tờ khai thuế TNDN (hay tờ khai quyết toán thuế TNDN) là một văn bản pháp lý do người nộp thuế lập để khai báo các thông tin về thu nhập, chi phí, số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Tờ khai thuế TNDN được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Có các loại tờ khai thuế TNDN chính gồm có:
- Tờ khai thuế TNDN mẫu số 03/TNDN được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC áp dụng đối với phương pháp doanh thu - chi phí)
- Tờ khai thuế TNDN mẫu số 04/TNDN: được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu.
- Tờ khai thuế TNDN mẫu số 05/TNDN: được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Tờ khai thuế TNDN mẫu số 06/TNDN: được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC áp dụng đối với hoạt động bán toàn bộ doanh nghiệp dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản.
3. Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế TNDN
Mẫu tờ khai thuế TNDN và cách lập tờ khai thuế TNDN được quy định chi tiết tại Thông tư 80/2021/TT-BTC.3.1. Mẫu tờ khai thuế TNDN
Dưới đây là mẫu tờ khai thuế - mẫu số 03/TNDN hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Mẫu tờ khai quyết toán thuế TNDN- mẫu 03/TNDN.
3.2. Hướng dẫn chi tiết lập tờ khai thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN
Để lập tờ khai thuế TNDN, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:Bước 1: Tải mẫu tờ khai thuế TNDN
Kế toán tải mẫu tờ khai thuế TNDN từ website của Tổng cục Thuế hoặc từ website của các nhà cung cấp phần mềm kế toán.
Bước 2: Thu thập thông tin cần kê khai
Kế toán cần thu thập, tổng hợp các thông tin cần kê khai trên tờ khai thuế TNDN, bao gồm:Thông tin về doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ hoạt động,...
Thông tin về thu nhập: doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế,...
Thông tin về số thuế phải nộp: số thuế TNDN tạm tính, số thuế TNDN tạm nộp, số thuế TNDN còn phải nộp,...
Bước 3: Kê khai thông tin trên tờ khai
Kế toán thực hiện kê khai các thông tin đã thu thập, tổng hợp được vào tờ khai thuế TNDN theo đúng quy định.
- Các chỉ tiêu từ [1] đến [10] điền thông tin tương ứng;
- Chỉ tiêu [A1]: kế toán kê khai tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Các chỉ tiêu từ [B1] đến [B15] xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế TNDN;
- Các chỉ tiêu từ [C1] đến [C17] là thuế TNDN phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các chỉ tiêu từ [D1] đến [D8] là thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
- Các chỉ tiêu từ [E1] đến [E6] là thuế TNDN phải nộp quyết toán trong kỳ;
- Các chỉ tiêu từ [G1] đến [G5] là thuế TNDN đã tạm nộp;
- Các chỉ tiêu từ [H1] đến [H3] là chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp;
- Các chỉ tiêu từ [I1] đến [I2] kế toán kê khai số thuế TNDN còn phải nộp đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế (I= E-G = I1+I2).
Theo quy định người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế phải ký và đóng dấu trên tờ khai thuế TNDN. Cuối cùng kế toán sẽ thực hiện nộp tờ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế trong thời hạn quy định thông qua Cổng thông tin Thuế Điện tử của Bộ Tài chính.
Cụ thể thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN được quy định như sau:
- Tờ khai thuế TNDN quý: nộp trước ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
- Tờ khai thuế TNDN năm: nộp trước ngày 30 tháng 3 của năm tiếp theo.
4. Lưu ý khi lập tờ khai thuế TNDN đối với các kế toán mới
Doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau khi lập tờ khai thuế TNDN:- Kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.
- Chữ viết và chữ số trên tờ khai phải rõ ràng, dễ đọc.
- Bắt buộc phải có chữ ký và đóng dấu của người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế theo pháp luật.
- Lập tờ khai thuế trước thời hạn nộp.
Lập tờ khai thuế TNDN là một công việc quan trọng mà doanh nghiệp cần thực
hiện đúng quy định của pháp luật. Trên đây là hướng dẫn lập tờ khai thuế
TNDN theo Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định về cách lập tờ khai thuế TNDN
để thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình.
*Thông tin khác
Thông tin ứng tuyển và Hướng dẫn
Nguồn: https://einvoice.vn/tin-tuc/huong-dan-lap-to-khai-thue-tndn