Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

2024/08/13

LuậtThươngmại


Nhãn hiệu và thương hiệu là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên rất nhiều người không phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào? Hãy tìm hiểu về vấn đề này cùng Công ty Kế Toán AGS VIETNAM nhé

1. Về mặt pháp lý

  • Nhãn hiệu là một thuật ngữ pháp lý dùng trong pháp luật và là một đối tượng của sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu được xác nhận quyền sở hữu khi chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ.
  • Trong khi đó, thương hiệu là thuật ngữ thường dùng trong marketing và quản lý doanh nghiệp. Khác với nhãn hiệu, thương hiệu không phải là đối tượng được quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ.
Tóm lại, nhãn hiệu là thuật ngữ được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn thương hiệu thì không.

2. Khái niệm

2.1. Thương hiệu

  • Thương hiệu (brand) là tổng hợp những gì tạo ra sự liên tưởng của khách hàng về doanh nghiệp. Khi nhắc đến thương hiệu, khách hàng sẽ lập tức nghĩ về chất lượng hàng hóa/ dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp, những lợi ích khách hàng nhận được,…
  • Một thương hiệu được xây dựng mạnh sẽ là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố như: chất lượng hàng hóa/ dịch vụ vượt trội, cách thức tương tác với khách hàng chuyên nghiệp, các hoạt động quảng cáo/ truyền thông mạnh mẽ, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,…
  • Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gồm: nhãn hiệu, bao bì, màu sắc, sản phẩm, thiết kế cửa hàng, đồng phục nhân viên,… Việc xây dựng một thương hiệu mạnh cả ở những giá trị hữu hình và vô hình sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp khi đứng cạnh những đối thủ khác.

2.2. Nhãn hiệu:

  • “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” – căn cứ tại Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  • Như vậy, nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được theo quy định của pháp luật như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc,… Những dấu hiệu không nhìn thấy được như mùi vị, âm thanh sẽ không được bảo hộ.
  • Để được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng 2 tiêu chí sau đây:
    • Phải có tính độc đáo và phân biệt được với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp khác.
    • Không mô tả các sản phẩm/ dịch vụ dễ gây nhầm lẫn hoặc vi phạm trật tự và đạo đức xã hội.

3. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

  • Hình thức: 
    • Thương hiệu là một tài sản vô hình và không thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường như nhãn hiệu. Khi nhắc đến thương hiệu, người ta sẽ liên tưởng đến nhiều yếu tố khác cấu thành lên nó như: chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, bao bì, định hình nhãn hiệu, thái độ phục vụ của người bán hàng, giá cả, cảm nhận khách hàng,…
    • Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt thường. Đó có thể là chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố trên và được thể hiện qua một màu hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
  • Thời hạn
    • Thương hiệu không nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Do đó, theo bản chất nó có thể tồn tại vĩnh viễn miễn sao sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu vẫn được người dùng tin tưởng và sử dụng.
    • Thời hạn của nhãn hiệu là 10 năm. Bên cạnh đó, chủ sở hữu có thể xin gia hạn thời gian bảo hộ nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
  • Giá trị
    • Thương hiệu không thể định giá dễ dàng bởi lẽ nó gắn liền với nhiều yếu tố không đo lường được như sự uy tín của thương hiệu, khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ,…
    • Nhãn hiệu sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một loại tài sản và có thể định giá.
  • Về mặt pháp lý
    • Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
    • Nhãn hiệu được pháp luật Việt Nam bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ.
  • Khả năng xâm phạm
    • Thương hiệu không thể bị sao chép, làm giả hay bắt chước vì nó bao hàm cả sự tin tưởng và cách lựa chọn của người tiêu dùng với sản phẩm/ dịch vụ của một thương hiệu nào đó.
    • Nhãn hiệu có khả năng bị xâm phạm cao vì các dấu hiệu hoàn toàn có thể bị sao chép lại nhằm mục đích thu lợi.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://apolatlegal.com/vi/blog/phan-biet-nhan-hieu-va-thuong-hieu/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ