Hôm nay AGS sẽ giới thiệu cho các bạn về khái niệm kế toán giá thành trong doanh nghiệp là gì? Những công việc cũng như trách nghiệm của Kế toán giá thành trong mỗi Doanh nghiệp sẽ làm những gì? Đối tượng hướng đến là Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng theo dõi, quản lý trình hình sử dụng hóa đơn chính xác, nhanh chóng.
Kế toán giá thành là những công việc liên quan đến các loại chi phí, giá thành
thực tế của sản phẩm hay dịch vụ mà một doanh nghiệp đang kinh doanh. Đóng vai
trò khá quan trọng và đảm bảo lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp.
I. Kế toán giá thành là gì?
Kế toán giá thành là vị trí nhân sự đảm nhận việc xác định các loại chi phí,
giá thành thực tế của sản phẩm, từ đó làm cơ sở giúp doanh nghiệp trong việc
xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán
giá thành và Kế toán chi phí luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thực
tế thì công việc của hai vị trí này hoàn toàn khác nhau.
II. Công việc của kế toán giá thành
Công việc và cũng là nhiệm vụ chính của kế toán giá thành chính là tính được
giá thành của sản phẩm và đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, đồng
thời phát huy ưu điểm từ các số liệu tính được. Muốn tính được giá thành của
sản phẩm, kế toán giá thành phải thực hiện những công việc sau:
1. Tính giá thành sản phẩm
- Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương để làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
- Kiểm soát và quản lý các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
- Điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.
2. Hạch toán các tài khoản kế toán
- Hạch toán các loại tài khoản kế toán có liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán đã được doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
3 Lập các báo cáo phân tích
- Lập bảng tổng hợp, phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch).
- Lập các báo cáo công việc định kỳ.
- Báo cáo hoạt động sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng).
- Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.
- Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.
- Báo cáo tình trạng thực hiện đơn hàng.
4. Một số công việc khác
- Theo dõi chi tiết việc nhập và xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho và xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
- Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên có trách nhiệm liên quan thực hiện các nghiệp vụ về chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
- Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích, báo cáo tình hình lãi lỗ.
- Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
- Phối hợp với bộ phận thu mua trong việc khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp.
III. Phân loại giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phân theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành
- Giá thành kế hoạch
- Giá thành định mức
- Giá thành thực tế
Phân theo phạm vi chi phí
- Giá thành sản xuất
- Giá thành tiêu thụ
IV. Phương pháp tính giá sản phẩm
1. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp tính giá thành giản đơn thường được áp dụng với doanh nghiệp có
quy trình sản xuất đơn giản với số lượng mặt hàng ít, sản xuất số lượng lớn,
chu kỳ sản xuất ngắn.
Tổng giá thành sản xuất
= Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
2. Phương pháp định mức
Cách tính giá thành sản phẩm theo định mức áp dụng
cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, các doanh nghiệp đã xây
dựng và quản lý được định mức từng khâu hình thành sản phẩm cũng như trình độ
tổ chức vận hành, khả năng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành qua
khâu kế toán,
Giá thành thực tế sản phẩm= Giá thành định mức đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí (%)
Trong đó:
Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại
sản phẩm / Tổng giá thành sản xuất định mức của các loại sản phẩm) x 100
3. Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Phương pháp tính giá thành
hệ số áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu cố định và lượng lao
động cố định trong quá trình sản xuất nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm
khác nhau, chi phí được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất thay vì cho
từng sản phẩm như may mặc, hóa chất, chế tạo, cơ khí, điện cơ, chăn nuôi…
Giá thành đơn
vị sản phẩm tiêu chuẩn= Tổng giá thành của tất cả các
sản phẩm/Tổng số sản phẩm gốc
Trong
đó:
- Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm của từng loại x Hệ số quy đổi từng loại;
Đối với hệ số quy đổi doanh nghiệp cần phải xác
định riêng cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm. Hệ số tiêu
chuẩn quy ước là hệ số 1.
- Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng cho doanh
nghiệp có quy trình sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo yêu cầu đặt hàng,
giá thành sẽ được tính theo từng đơn một và việc tổ chức kế toán chi phí phải
chi tiết theo từng đơn.
Giá
thành của từng đơn hàng = Tổng chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung (*)
(*): Các chi phí này
được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đơn đặt hàng.
5. Phương pháp phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng cho các doanh nghiệp có
quá trình sản xuất thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất có nhiều giai đoạn công
nghệ, tập hợp chi phí theo từng bộ phận hoặc công đoạn chi tiết sản phẩm;
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có nhu cầu phần lớn
về bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hạch toán quản lý nội bộ cao
giữa các giai đoạn công nghệ (bộ phận, phân xưởng), doanh nghiệp phải xác định
giá thành phẩm trước khi xác định giá thành sản phẩm.
Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành sản phẩm giai đoạn 2 +…+ Giá thành sản phẩm giai đoạn n
6. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Phương pháp tính giá
thành này áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất,
ngoài các sản phẩm chính doanh nghiệp còn thu được sản phẩm phụ. Với trường
hợp này doanh nghiệp cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi
phí sản xuất sản phẩm để tính giá trị sản phẩm chính.
Giá trị sản
phẩm phụ có thể xác định dựa theo các phương pháp sau:
- Có thể sử dụng được
- Giá ước tính
- Giá kế hoạch
- Giá nguyên liệu ban đầu
Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị
sản phẩm phụ ước tính thu hồi - Giá trị sản phẩm chính
dở dang cuối kỳ
V. Kế toán tập hợp giá thành sản phẩm
Trong phạm vi của bài
viết là một số nghiệp vụ cơ bản liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất
trong doanh nghiệp theo Thông tư 133.
Tài khoản được sử dụng: TK
154 - chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: phản ánh các chi phí phát sinh
phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất theo Thông
tư 133 theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, căn cứ phiếu xuất kho sản xuất hạch toán;
Nợ TK 154
Có TK 152, 153:
Giá xuất kho NVL.
Chi phí lương và chi phí bảo hiểm bắt buộc liên quan, căn cứ
vào phiếu hạch toán lương;
Nợ TK 154
Có TK 334, 3383, 3384, 3386.
Chi phí sản xuất chung: Khấu hao máy móc, nhà xưởng, chi phí phân bổ
công cụ dụng cụ, chi phí mua ngoài.
Nợ TK 154
Có TK 214: Chi phí khấu hao
máy móc, nhà xưởng
Có TK 242: Chi phí phân bổ CCDC
Có TK 335 / 111
/ 331…: Chi phí mua ngoài, chi phí phải trả khác (gia công, điện nước, thuê
xưởng…).
Hạch toán NVL nhập lại kho do không sử dụng hết, căn cứ vào phiếu nhập
kho.
Nợ TK 152
Có TK 154: Giá trị nhập kho.
Hạch toán chi phí sản xuất vượt định mức.
Nợ TK 632
Có TK 154: Chi phí
sản xuất vượt định mức.
Hạch toán thành phẩm hoàn thành:
Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm nhập
kho;
Nợ TK 632: Nếu thành phẩm không nhập kho mà bán trực tiếp (thường áp
dụng cho hoạt động xây dựng hoặc dịch vụ);
Nợ TK 241 / 642, 641: Nếu
thành phẩm không nhập kho mà đưa vào tiêu dùng ngay;
Có TK 154.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Liên hệ dịch vụ
Công ty Dịch vụ kế toán Nhật Bản. Cung cấp Dịch vụ tư vấn đầu tư, Kế toán - Thuế, Kiểm toán. Nếu bạn có bất kì yêu cầu nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty chúng tôi luôn tìm kiếm cơ hội được làm việc với công ty bạn.
Công ty Dịch vụ kế toán Nhật Bản. Cung cấp Dịch vụ tư vấn đầu tư, Kế toán - Thuế, Kiểm toán. Nếu bạn có bất kì yêu cầu nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty chúng tôi luôn tìm kiếm cơ hội được làm việc với công ty bạn.
Nguồn:https://www.meinvoice.vn/tin-tuc/16429/ke-toan-gia-thanh-la-gi/
https://tuoitre.vn/cong-viec-cua-ke-toan-gia-thanh-la-gi-20231116152708638.htm