Tín ngưỡng thờ Thủy Thần ở Nhật Bản

2024/08/13

NhậtBản-Vănhóa

Ở Nhật Bản, niềm tin vào sức mạnh và sức mạnh tâm linh của nước đã được hình thành từ xa xưa. Đối với các dân tộc nông nghiệp, nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Vì mùa màng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, nên ở Nhật Bản, thần nước thường được liên kết với thần lúa và thần núi. Do đó nên những vị thần này thường được thờ ở bên cạnh ruộng hoặc dọc theo các con kênh, rạch dẫn nước.
Vậy thì tín ngưỡng thờ Thủy Thần bắt nguồn từ đây? Để tìm hiểu rõ hơn về vị Thủy Thần này, chúng ta hãy cùng Công ty Kế toán AGS Việt Nam khám phá nhé!

1. Thủy Thần là vị thần như thế nào?

Khi nói về Thủy Thần của Nhật Bản, bên cạnh rồng thì kappa cũng thường được nhắc đến. Dù là một sinh vật dược người dân truyền miệng từ thời xa xưa, nhưng trong những cuốn sách cổ như Cổ Sự Ký hay Nhật Bản Thư Kỷ thì chúng ta lại không thấy hình dáng của nhân vật kappa. Do đó, có thể cho rằng kappa không xuất hiện trong các tài liệu của thời kỳ Nara, Heian, Kamakura và Muromachi. Tuy nhiên, người ta cho rằng kappa xuất hiện ở thời kì Edo. Cũng có ý kiến cho rằng nguồn gốc của kappa bắt nguồn từ rồng. Kappa là sinh vật được niềm tin của người dân Nhật nhân hóa vào thần nước, và đã xuất hiện trong các tác phẩm kinh điển thời cổ đại, và thậm chí cả trong truyện tranh thời hiện đại. Kunio Yanagita, một nhà văn học dân gian hàng đầu, tin rằng kappa là hậu duệ của thần nước. 

Có những ngôi đền trên khắp Nhật Bản thờ phụng kappa, chẳng hạn như Đền Tetsugi ở Ibaraki, Đền Kawaki ở Kochi và Đền Shiomi ở Saga,...Tại đền Koi no Mizu có một nghi thức cầu nguyện rất độc đáo. Mọi người sẽ đổ dòng nước trong vắt của ngôi đền vào một chiếc cốc giấy có ghi điều ước trên đó thì điều ước sẽ thành hiện thực.

2. Những ngôi đền thờ Thủy Thần

2.1 Thủy thần ở Dogashima (ngôi làng Nishikomatsugawa cũ)

Ngày nay, ngôi miếu thờ thần nước này được tọa lạc trong khuôn viên của đền Katori ở trung tâm quận Edogawa, tuy nhiên nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Nishi-Komatsugawa. Nơi đây từng là cửa sông Funairi, một nhánh của sông Komatsu và sông Sakai, và cũng là một cảng nhỏ phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp.

2.2 Thủy thần đời thứ 5 (ngôi làng Nishikomatsugawa cũ)

Trước kia, người ta thờ thần ở phía nam cây cầu Gobu bắc qua sông Funai. Nhưng ngày nay, do cây cầu đã bị lấp để phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa, bao gồm việc xây dựng hệ thống thoát nước và các công trình phòng chống lũ lụt nên nơi thờ tự đã được dời đến Matsushima. 

2.3 Thủy thần ở phía Bắc 

Vào thời xa xưa, từng có một ngôi đền nước gần cầu Matsue được bắc qua sông Komatsugawa và Sakaigawa, nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì hình như không còn nữa.

2.4 Thủy thần ở ngôi làng Higashikomatsugawa

Ở Higashikomatsugawa có bảy ngôi làng đó là Kami Niwa, Shinmichi, Naka no Niwa, Iri no Niwa, Oegawa, Fashiba và Shinakiyo, và mỗi ngôi làng đều có đền thờ nước riêng. Người ta cho biết rằng có nhiều ngôi đền được thờ ở lối dẫn nước tưới được lấy từ sông Komatsugawa và Sakaigawa đến ruộng lúa của mỗi làng. 

Ngày nay, ngôi đền được thờ ở Matsushima. Lễ hội Thủy thần thường được tổ chức vào ngày 25 tháng 6 hằng năm và đây cũng là một sự kiện quan trọng đối với nông dân. Ngoài ra, một tượng đá có dòng chữ Mizu Jingu được dựng lên vào thời Minh Trị cho thần nước và tại bến phà có một ngôi đền nước bằng gỗ trên sông Higashikomatsu, và được người dân địa phương nơi đây xây hàng rào bao quanh bảo vệ. Ngoài ra còn có một ngôi đền nước trên sông Oegawa. 

2.5 Thủy thần ở ngôi làng Koshinotsuka

Tuyến đường vận chuyển duy nhất đến làng Kamisshiki trước đây là sông Komatsugawa và sông Sakaigawa nên tàu thuyền vào bờ sông chở theo phân bón, nhu yếu phẩm hàng ngày, vật liệu xây dựng, đá,... rồi cập bến ở nơi đây. Ngoài ra, vị Thủy thần của ngôi làng này còn được dân làng tôn thờ như vị thần của dòng sông này trong việc di chuyển trên sông. Hiện tại, nó được thờ cùng với đền Higashi Inari ở Kamisshiki. 

3. Lễ hội Thủy Thần

Lễ hội thủy thần được tập trung nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 12 (chủ yếu vào màu hè). Nghi thức chính của lễ hội là thờ cúng Thần Tenno ở Gion và Tsushima. Mục đích chính của nghi thức này dùng để thanh lọc những thảm họa của thiên nhiên. Đặc biệt, vào tháng 12 diễn ra lễ hội ngâm bánh mochi vào dòng sông và dâng lên cho thủy thần. 

Thủy Thần được xem là chỗ dựa tinh thần quý giá cho người dân làng khi đối mặt với những sức mạnh tàn khốc của thiên nhiên. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, khi con người được hưởng thụ những thành tựu của khoa học kỹ thuật và vật chất đầy đủ, có vẻ như vai trò của Thủy Thần đã không còn quan trọng như trước đây nữa. Dẫu vậy, các vị thần nước vẫn là minh chứng lịch sử quý giá của từng vùng đất, cần được bảo tồn và gìn giữ cho hiện tại và tương lai.

4. Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://kotobank.jp/word/%E6%B0%B4%E7%A5%9E-82971#goog_rewarded
             http://www.waterworks.jp/vol17/page5.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ