Các lưu ý liên quan đến đăng ký ERC

2024/09/20

LuậtDoanhnghiệp

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này, công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề quy định về số lượng hồ sơ khi đăng ký doanh nghiệp và các yêu cầu liên quan. Bài viết dành cho các cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì việc hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định về hồ sơ sẽ giúp quá trình đăng ký doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tránh những sai sót không đáng có.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Đăng ký doanh nghiệp cần nộp bao nhiêu bộ hồ sơ?

1.1. Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 9 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

"1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định này."

Theo quy định trên thì khi đăng ký doanh nghiệp chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ.

1.2. Ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

(Điều 10 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

  • Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
  • Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

2. Giấy tờ pháp lý trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

"16. Giấy tờ pháp lý của cá nhân là một trong các loại giấy tờ sau đây: thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

17. Giấy tờ pháp lý của tổ chức là một trong các loại giấy tờ sau đây: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác."

Đồng thời, căn cứ Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

"1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực."

Như vậy, giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

3. Có bắt buộc phải sử dụng chữ ký số khi đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử không?

Trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

"1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử."

Theo đó, đăng ký doanh nghiệp có thể thực hiện theo các phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, không bắt buộc phải sử dụng chữ ký số khi đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. 

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/dang-ky-doanh-nghiep-can-nop-bao-nhieu-bo-ho-so-giay-to-phap-ly-trong-ho-so-dang-ky-doanh-nghiep-go-656617-154081.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ