Cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa thì thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại địa điểm nào theo quy định?

2024/09/27

ThuếTTĐB

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề các cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa cần khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại đâu theo quy định hiện hành?
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế quan trọng áp dụng cho các mặt hàng có tính chất đặc thù như rượu, bia, thuốc lá, và các sản phẩm cao cấp khác. Đối với các cơ sở sản xuất và gia công hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, việc thực hiện khai thuế đúng địa điểm theo quy định là điều bắt buộc để tuân thủ pháp luật. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình khai thuế.

1. Cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa thì thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại địa điểm nào theo quy định?

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:

1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
...
b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
d) Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).
Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
đ) Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
...

Theo đó, đối với cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa thì thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.

2. Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau không?


Căn cứ Điều 22 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế như sau:

Phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế
...
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, các hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau bao gồm:
a) Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
c) Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
d) Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
đ) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.

Như vậy, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

3. Cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài được không?

Căn cứ Điều 180 Luật Thương mại 2005 quy định về hàng hóa gia công như sau:

Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Quy định này có nêu, trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa có thể gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/co-so-san-xuat-gia-cong-hang-hoa-thi-thuc-hien-khai-thue-tieu-thu-dac-biet-tai-dia-diem-nao-theo-qu-188775-153071.html#google_vignette

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ