Nguyên tắc kế toán là gì và nếu vi phạm sẽ xử phạt ra sao ?

2024/09/05

TintứcKếtoán

I. Nguyên tắc kế toán là gì?

Hiện nay pháp luật không có định nghĩa cụ thể về nguyên tắc kế toán, tuy nhiên dựa trên Điều 6 Luật Kế toán 2015 có thể hiểu nguyên tắc kế toán là các quy tắc và nguyên lý cơ bản được áp dụng trong lĩnh vực kế toán để đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và minh bạch của thông tin tài chính. Các nguyên tắc này giúp định rõ cách thực hiện ghi chép, báo cáo tài chính và quản lý tài sản tài chính trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp.


II. 07 nguyên tắc của kế toán theo quy định pháp luật

Theo Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định về các nguyên tắc kế toán, bao gồm:
  • Nguyên tắc giá gốc: Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
  • Nguyên tắc nhất quán: Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
  • Nguyên tắc kịp thời: Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định pháp luật.
  • Nguyên tắc thận trọng: Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  • Nguyên tắc phù hợp: Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Như vậy, các nguyên tắc kế toán trên là những tiêu chuẩn chủ yếu, nhằm định hình có hệ thống và nhất quán trong lĩnh vực kế toán, mà người kế toán cần tuyệt đối tuân thủ.

III. Vi phạm quy định về kế toán sẽ bị xử phạt thế nào?

Kế toán là một lĩnh vực hết sức rủi ro, thông thường nếu vi phạm quy định liên quan đến lĩnh vực kế toán, trách nhiệm mà người vi phạm phải đối diện thường rất lớn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 221 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  • Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
  • Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
  • Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
  • Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo;
  • Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
  • Vì vụ lợi;
  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Như vậy, vi phạm trong lĩnh vực kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 01 năm đến 20 năm tù tùy theo hành vi và mức độ gậy thiệt hại. Để không vi phạm quy định liên quan đến lĩnh vực kế toán, người kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán một cách triệt để, nâng cao kỹ năng của bản thân trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thời phải nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kế toán.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/7-nguyen-tac-ke-toan-la-gi-vi-pham-quy-dinh-ke-toan-bi-xu-phat-ra-sao-8642

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ