Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý thế nào?

2024/09/10

DNCX

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý thế nào? Quy định về tiêu hủy phế liệu, phế phẩm?. Bài viết này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp và các kế toán viên đang muốn tìm hiểu về phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý thế nào? Trường hợp doanh nghiệp chế xuất tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thì phải có sự giám sát của ai? Khi xử lý phế thải, doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm gì? 
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý thế nào?

Xử lý phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 4 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
...
3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
...
Đối chiếu với quy định trên thì phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được xử lý như sau:
- Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa thì doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
- Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: thì doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định.

2. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thì phải có sự giám sát của ai?

Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 5 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
...
5. Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định:
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
...
3. Thủ tục hải quan
...
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp chế xuất muốn tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thì phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy.
Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan giám sát.
Lưu ý: Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.

3. Khi xử lý phế thải, doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm gì?

Phế thải của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 7 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
...
6. Đối với hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
7. DNCX thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Theo đó, phế thải của doanh nghiệp chế xuất được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.

Công ty kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/phe-lieu-phe-pham-cua-doanh-nghiep-che-xuat-duoc-xu-ly-the-nao-quy-dinh-ve-tieu-huy-phe-lieu-phe-ph-905671-172731.html?rel=goi-y-cung-tag

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ