Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Việc kiểm tra, giám sát
hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng điều
kiện gì?.
I. Việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định, việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; Có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
- Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); Dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống ca-mê-ra giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
- Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
II. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước có chịu thuế nhập khẩu không?
Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP như sau:
Đối tượng chịu thuế
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Như vậy, đối với hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường
trong nước thì phải chịu thuế nhập khẩu theo quy định.
III. Doanh nghiệp chế xuất có được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không?
Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định riêng áp dụng
đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
6. Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định
khác của pháp luật có liên quan và đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất phải
bảo đảm ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh khác;
b) Hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và
các hoạt động kinh doanh khác;
c) Không được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế
áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh khác. Trường hợp sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng
ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để thực hiện các hoạt
động kinh doanh khác thì phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm
theo quy định của pháp luật về thuế.
7. Doanh nghiệp chế xuất được thành lập chi nhánh theo quy định của pháp
luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện hoạt động chế xuất.
Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh
nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu thực hiện hoạt động chế xuất
trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và đáp ứng các điều kiện
tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp chế xuất không được sử dụng tài sản, máy
móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất
để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
Trường hợp sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng
đối với doanh nghiệp chế xuất để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác thì
phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về
thuế.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/viec-kiem-tra-giam-sat-hai-quan-doi-voi-doanh-nghiep-che-xuat-la-khu-phi-thue-quan-phai-dap-ung-die-412659-147313.html