Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế TTĐB?

2024/09/20

ThuếTTĐB TintứcKếtoán

Sáng ngày 20/09/2024 Hội thảo " Góp ý dự thảo Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt ( sửa đổi)" bên cạnh các đề xuất khác, đề xuất về việc đưa nước giải khát có đường vào diện chiu thuế TTĐB nhận được nhiều sự quan tâm.

Viết tắt: TTĐB ( tiêu thụ đặc biệt); TCBP ( tăng cân béo phì); TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam)

I. Mục đích của hội thảo " Góp ý dự thảo Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt ( sửa đổi)"

"Mục đích là để sau lần sửa đổi này, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ phù hợp hơn với thực tiễn, có tính khả thi cao, phát huy hơn nữa vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi; bảo đảm công bằng và hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế." Phó Tổng Biên tập Lê Thanh Kim phát biểu
Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)” 20.09

II. Nội dung trong cuộc hội thảo về nước giải khát có đường

Hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tổ chức sáng 20/9 nhằm thảo luận, đóng góp ý kiến hữu ích vào nội dung dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đặc biệt về những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trong đó có việc đưa mặt hàng nước giải khát có đường vào diện chịu thuế thiêu thụ đặc biệt. 

Theo Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nước giải khát có đường là mặt hàng mới được bổ sung vào diện chịu thuế với thuế suất dự kiến 10%. Lý do được đưa ra là nhằm chống lại tình trạng thừa cân, béo phì đang gia tăng tại Việt Nam hiện nay

Theo Ban Pháp chế của VCCI, việc đưa mặt hàng nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có 1 số tác động tích cực như tăng nguồn thu ngân sách, các doanh nghiệp cũng thay đổi thành phần, công thức sản xuất nước giải khát để sản xuất các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên Ban Pháp chế của VCCI đề nghị có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp thực hiện, cũng như lộ trình phù hợp của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. 

Một số ý kiến về nước giải khát có đường tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, GS TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đặt câu hỏi về việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, như: 

"Mục đích của việc bổ sung mặt hàng này vào diện chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Nếu là vì lý do bảo vệ sức khoẻ, thì đồ uống có đường có phải là nguyên nhân gây bệnh thừa cân béo phì hay không? Nếu là để tăng thu ngân sách thì liệu mục đích này có đạt được và có tính khả thi hay không? "GS TSKH Nguyễn Mại nói

Theo đại diện Tân Hiệp Phát, chuỗi lợi ích của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu 1 sản phẩm tăng giá 10% trong khi lượng đường chỉ là 1 phần nhỏ. Điều này cũng ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, chắc chắn doanh thu sẽ bị giảm.

"Do vậy phải đánh giá kỹ tác động, trong bối cảnh độ trễ ảnh hưởng do COVID-19 vẫn còn. Ban soạn thảo phải có báo cáo cụ thể về việc uống nước có đường ảnh hưởng đến béo phì như thế nào, thông qua thuế 10% thì liệu tổng thu có tăng không?", ông Nguyễn Duy Hưng nói.

Tương tự, bà Nguyễn Việt Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội chia sẻ rằng các doanh nghiệp rất băn khoăn, lo lắng về những điểm mới về dự thảo luật lần này đặc biệt là việc mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB.

Theo bà Hà, "Việc đưa nước giải khát vào đối tượng đánh thuế TTĐB chưa thật sự thuyết phục, chưa trả lời được câu hỏi liệu có thay đổi hành vi người tiêu dùng không? Có giảm tỷ lệ TCBP không? Nếu coi đường là nguyên nhân gây ra TCBP nhưng nếu chỉ đánh thuế 1 nhóm sản phẩm có đường (nhóm rất nhỏ) thì liệu việc đưa mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế TTĐB có hiệu quả không? Nếu không hiệu quả cần tìm giải pháp khác."

Ông Phụng nhấn mạnh việc đề xuất áp thuế TTĐB đối với nước ngọt cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, cụ thể, kỹ lưỡng, có đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội. Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan phối hợp cần bổ sung thêm thông tin, làm rõ lý do, cơ sở khoa học và bằng chứng xác đáng về việc sử dụng nước giải khát là nguyên nhân gây nên tình trạng TCBP ở trẻ em Việt Nam; làm rõ trên thế giới có bao nhiêu nước đã áp dụng, bao nhiêu nước đã áp dụng thành công hay không thành công, rồi từ bỏ việc áp thuế này.

Một thực tế mà ông Phụng cho rằng cũng rất cần được xem xét là giá đồ uống có đường (Nước giải khát theo TCVN có hàm lượng đường trên 5g/100ml, hiện tại còn rất rẻ so với giá bán đồ uống truyền thống như nước cam, nước mía, nước dừa. Vì vậy, cũng có không ít ý kiến cho rằng không nên mất thời gian tranh luận nhiều về tác động có hại của loại đồ uống này đối với sức khỏe người dân bởi các bên liên quan đều dẫn ra các nguồn thông tin có xu hướng ủng hộ cho quan điểm của mình.

“Vì vậy, nên có quy định lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị, ví dụ đến năm 2030 Việt Nam mới áp thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt này”, ông Phụng nói.

Về phần mình, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị cần có sự hợp tác liên ngành, thay vì chỉ sử dụng đơn lẻ chính sách về thuế, bao gồm: nâng cao nhận thức về tình trạng TCBP ở trẻ em trong cộng đồng và đối với các nhà hoạch định chính sách; tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về tác động kinh tế và sức khỏe của bệnh TCBP, các biện pháp can thiệp giải quyết tình trạng TCBP ở trẻ em để cung cấp đủ bằng chứng cho nhà làm chính sách; đẩy nhanh các chương trình hiện có và xây dựng các chính sách và chương trình cụ thể khác để giải quyết tình trạng TCBP ở trẻ em tại Việt Nam.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: 

https://daibieunhandan.vn/can-nhac-danh-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nuoc-giai-khat-co-duong-post390874.html

https://suckhoedoisong.vn/co-nen-dua-nuoc-giai-khat-co-duong-vao-dien-chiu-thue-tieu-thu-dac-biet-169240919151314031.htm

https://nhadautu.vn/rui-ro-tu-viec-danh-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nuoc-giai-khat-co-duong-d89138.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ