Biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư trong kinh doanh hiện nay

2024/10/08

Luậtđầutư

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ không thể nào tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột phát sinh về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan. Vì thế, pháp luật hiện hành đã đặt ra những biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đôi bên khi xung đột xảy ra.
Trong khuôn khổ bài viết sau, AGS sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định mới nhất về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động đầu tư.

1. Tranh chấp là gì?

Hiện nay, các văn bản pháp luật vẫn chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về thuật ngữ “tranh chấp”. Tuy nhiên, “tranh chấp” được hiểu là những hành động xung đột, mâu thuẫn hoặc bất đồng ý kiến, quan điểm về một vấn đề cụ thể. Tranh chấp có thể xảy ra với nhiều lĩnh vực, trong đó có cả tranh chấp đầu tư.
Tranh chấp đầu tư được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột hoặc bất đồng quan điểm liên quan đến các hoạt động đầu tư.

Định nghĩa về tranh chấp

2. Quy định của pháp luật về cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp đầu tư

Tranh chấp luôn là hoạt động ngoài sự mong muốn của đôi bên. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư kinh doanh, việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Do đó, Điều 14 Luật Đầu 2020 tư quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp đầu tư trong kinh doanh như sau:

        1.Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
        2.Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
        3.Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:   
  • Tòa án Việt Nam;     
  • Trọng tài Việt Nam                                                                    
  • Trọng tài nước ngoài;                   
  • Trọng tài quốc tế;                                                                                    
  • Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.                                             
        4.Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.Quy định của pháp luật về cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp đầu tư

3. Biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh

Dưới đây những phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư được thiết lập bởi pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của đôi bên:

3.1. Biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định cụ thể về vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như sau:

“1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

Như vậy, căn cứ theo quy định như trên thì việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Thương lượng: Là biện pháp giải quyết tranh chấp do đôi bên tự đàm phán, thỏa thuận với nhau để tìm hướng giải quyết. Thương lượng thường là biện pháp được ưu tiên lựa chọn bởi thủ tục nhanh chóng, thủ tục đơn giản và linh hoạt.
  • Hòa giải: Là biện pháp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh với sự tham gia của bên thứ ba. Đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò trung gian hòa giải, đưa ra những ý kiến cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm xoa dịu mâu thuẫn, xung đột của đôi bên.
  • Trọng tài: Là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên. Biện pháp này diễn ra theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và sự đàm phán giữa đôi bên.
  • Tòa án: Là biện pháp giải quyết những tranh chấp phát sinh tại cơ cơ quan xét xử nhân danh quyền lực của Nhà nước, được tiến hành theo những quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ. Trong đó, những phán quyết của Tòa án thường mang tính cưỡng chế cao. Biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

3.2. Biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế nước ngoài và cơ quan nhà nước

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 14 Luật Đầu tư 2020, “Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam sẽ đóng vai trò là cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư phát sinh giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này”.

3.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài

Tại Khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 cũng quy định chi tiết về biện pháp giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp có ít nhất một bên là tổ chức đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế thuộc diện quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 23.

Theo đó, đôi bên có quyền lựa chọn giải quyết những tranh chấp phát sinh thông qua các cơ quan, tổ chức sau:

  • Tòa án Việt Nam;
  • Trọng tài Việt Nam;
  • Trọng tài nước ngoài;
  • Trọng tài quốc tế;
  • Trọng tài do các bên liên quan thỏa thuận thành lập;

Giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư có một bên là nhà đầu tư nước ngoài

3.4. Biện pháp giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư quốc tế và các cơ quan chính quyền có thẩm quyền

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 14 Luật Đầu tư 2020, vấn đề tranh chấp đầu tư giữa các nhà đầu tư quốc tế với cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được áp dụng biện pháp giải quyết thông qua cơ chế Tòa án hoặc Trọng tài Việt Nam, ngoại trừ thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế.
Tranh chấp đầu tư có thể dẫn tới những sai sót và hệ lụy đáng tiếc nếu như doanh nghiệp không giải quyết đúng cách. Vì thế, để vấn đề tranh chấp được giải quyết công bằng và nhanh chóng, doanh nghiệp nên tìm đến những tư vấn chuyên sâu từ luật sư.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://apolatlegal.com/vi/blog/tranh-chap-dau-tu/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ