Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
Có được giảm giá hàng hóa sau thông quan không? Bài viết dành cho các
bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về Thuế luật hải quan. AGS muốn chia sẻ chủ đề này
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu
theo quy định pháp luật.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Có được giảm giá hàng hóa sau thông quan không?
Các khoản điều chỉnh giảm giá hàng hóa sau thông quan được quy định tại Điều
15 Thông tư 39/2015/TT-BTC như sau:
Các khoản điều chỉnh trừ
1. Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp
liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
b) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
c) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
2. Các khoản điều chỉnh trừ:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm
các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ
thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự;
b) Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển
đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều
loại hàng hóa khác nhau nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa
thì phải phân bổ các chi phí theo nguyên tắc nêu tại điểm g và điểm h Điều
13 Thông tư này;
c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng
nhập khẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng
hóa khác nhau mà không tách riêng cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo tỷ
lệ trị giá mua của từng loại hàng hóa.
d) Khoản giảm giá:
d.1) Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đủ các điều kiện sau:
d.1.1) Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
d.1.1.1) Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
d.1.1.2) Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
d.1.1.3) Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
d.1.2) Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương
tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
d.1.3) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để
tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp
cùng với tờ khai hải quan;
d.1.4) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho
toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
d.1.5) Trị giá khai báo và thực tế về số lượng hàng hóa nhập khẩu, cấp độ
thương mại, hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố
giảm giá của người bán.
d.2) Hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá:
Như vậy, chỉ được điều chỉnh trừ các khoản giảm giá hàng hóa sau thông
quan khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Khoản giảm giá hàng hóa thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
- Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
(2) Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện
vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
(3) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách
khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng
với tờ khai hải quan;
(4) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn
bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
(5) Trị giá khai báo và thực tế về số lượng hàng hóa nhập khẩu, cấp độ thương
mại, hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá
của người bán.
2. Hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá hàng hóa sau thông quan?
Hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá hàng hóa sau thông quan được quy định
tại điểm d.2 khoản 2 Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Văn bản đề nghị trừ khoản giảm giá sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và
thanh toán cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng: 01 bản chính;
(2) Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản chụp;
(3) Bảng kê theo dõi thực tế việc nhập khẩu hàng hóa theo mẫu số 01/GG/2015
Phụ lục II Thông tư 39/2015/TT-BTC đối với trường hợp hàng hóa trong cùng một
hợp đồng được nhập khẩu theo nhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau: 01 bản
chính;
(4) Bảng công bố giảm giá của người bán: 01 bản chụp;
(5) Chứng từ thanh toán của toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán: 01 bản
chụp.
3. Các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông
tư 39/2018/TT-BTC quy định về khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu:
Theo đó, khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là
việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên
quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy
định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được thay thế
bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC, người khai hải quan
được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các
trường hợp sau:
(1) Khai bổ sung trong thông quan:
- Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
- Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(2) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm
tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện
khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
- Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
- Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng
bạn đã có được những thông tin bổ ích.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ
hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/co-duoc-giam-gia-hang-hoa-sau-thong-quan-khong-cac-chi-tieu-thong-tin-tren-to-khai-hai-quan-khong-d-275827-173706.html