Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Có được áp dụng thuế suất thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng 8% đối với dịch vụ hoàn thành vào năm 2023 nhưng lập hóa đơn từ 2022 không?". Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế tiêu thụ đặc biệt, người lao động đang muốn tìm hiểu về thuế cũng như các nghị đinh, thông tư về thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì hoàn thuế là một vấn đề mà bất kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 là bao nhiêu?
Năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.Nghị định này được thực hiện theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Theo đó, một số hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất.
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.
- Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng.
Mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP:
Giảm thuế giá trị gia tăng
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP ghi nhận cụ thể mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% này chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2022.
Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2023 thì thuế suất thuế giá trị gia tăng dự kiến sẽ trở lại bình thường cho đến khi Chính phủ đưa ra quyết định mới về việc gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng hay không. Theo đó, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng dự kiến năm 2023 gồm:
- Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không được áp dụng tại khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013.
- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014)
- Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% và thuế suất 5%.
2. Có được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với dịch vụ hoàn thành vào năm 2023 nhưng lập hóa đơn từ 2022 không?
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% đối với dịch vụ hoàn thành vào năm 2023 nhưng lập hóa đơn từ 2022 không?Căn cứ tại Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% chỉ áp dụng trong năm 2022 và cụ thể là đến hết ngày 31/12/2022.
Về vấn đề hóa đơn được lập tại thời điểm được giảm thuế GTGT nhưng chưa hoàn thành dịch vụ thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
Đồng thời tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về việc thời điểm xác định thuế GTGT như sau:
Thời điểm xác định thuế GTGT
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
Theo đó, thời điểm mà hóa đơn cung ứng dịch vụ được lập trước ngày 31/12/2022 vẫn được xem là đã xác định thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, dịch vụ thuộc trường hợp được áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% đã lập hóa đơn trước ngày 31/12/2022 nhưng hoàn thành dịch vụ vào năm 2023 thì vẫn được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8%.
3. Người nộp thuế giá trị gia tăng là ai?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP về người nộp thuế giá trị gia tăng như sau:- Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.