Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Kiểm soát chặt chẽ số
chi hoàn thuế GTGT nhằm thực hiện chống thất thu, thu đúng, thu đủ lĩnh vực
thanh tra thuế, hoàn thuế năm 2022?". Bài viết dành cho các kế toán viên
đang phụ trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về cách tính
thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế GTGT là một loại thuế mà
bất kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
I. Thực hiện chống thất thu đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hóa đơn, hoàn thuế?
Theo quy định tại tiểu mục 1.1, 1.2 Mục 1 Công văn 769/TCT-TTKT năm 2022 quy định như sau:1. Về lĩnh vực hóa đơn:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp kết hợp với việc kiểm tra sử dụng hóa đơn nhằm phát hiện việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp của doanh nghiệp, qua đó xử lý vi phạm về hóa đơn, về thuế theo quy định.2. Về lĩnh vực hoàn thuế:
Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng theo quy định.+ Đánh giá rủi ro để có thể lựa chọn, rà soát và kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao theo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục Thuế.
+ Kiểm soát chặt chẽ số chi hoàn thuế GTGT. Phát hiện kịp thời những trường hợp lợi dụng chính sách để hoàn thuế không đúng đối tượng, sai mục đích. Chú trọng việc quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Tăng cường tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề chống gian lận trong hoàn thuế GTGT. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thuế điện tử."
Như vậy, việc chống thất thu đảm bảo thu đúng, thu đủ vào Ngân sách nhà nước được quy định như trên.
II. Thực hiện thanh tra thuế trong công tác quản lý thuế như thế nào?
1. Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp thanh tra thuế như sau:
"Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuếa. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
b. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
c. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
d. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền."
2. Căn cứ theo quy định tại Điều 114 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quyết định thanh tra thuế như sau:
"Điều 114. Quyết định thanh tra thuế2.1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.
2.2. Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;
d) Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.
2.3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra.
2.4. Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế."
III. Thực hiện hoàn thuế trong công tác quản lý hoàn thuế như thế nào?
Theo Công văn 769/TCT-TTKT năm 2022 tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng theo quy định. Theo đó, căn cứ Điều 70 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp hoàn thuế như sau:1. "Điều 70. Các trường hợp hoàn thuế
a. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.b. Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này."
Theo Điều 76 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thẩm quyền quyết định hoàn thuế như sau:
2. "Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
a. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.b. Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quy định của Luật này.
c. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế được hoàn quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
d. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục hoàn thuế."
Như vậy, việc thực hiện tăng cường công tác quản lý hoàn thuế phải đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng. Đảm bảo chống thất thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào Ngân sách nhà nước theo quy định trên.