Những biện pháp nào được cơ quan hải quan áp dụng để quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?

2024/10/15

ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Những biện pháp nào được cơ quan hải quan áp dụng để quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?". Bài viết dành sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho người đọc và đặc biệt là các kế toán viên.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Những biện pháp nào được cơ quan hải quan áp dụng để quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?

Căn cứ vào Điều 17 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.
3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Theo như quy định trên thì các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được cơ quan hải quan áp dụng là:
- Thu thập, xử lý thông tin hải quan
- Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro
- Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.
Ngoài ra, cơ quan hải quan cũng ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu để phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

2. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan dựa trên những căn cứ gì?

Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào kết quả tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro tại Khoản 1 Điều này theo tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành để quyết định hoặc phân cấp quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác trên cơ sở phù hợp với nguồn nhân lực, các điều kiện thực tế quản lý hải quan.

Theo như quy định trên thì cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.

3. Chỉ tiêu đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan là gì?

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
1. Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:
a) Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
b) Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
c) Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.
2. Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ.
Theo đó, đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan dựa trên các tiêu chí như:
- Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
- Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
- Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.

4. Những yếu tố nào được cơ quan hải quan xem xét khi phân loại mức độ rủi ro?

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thực hiện phân loại mức độ rủi ro
1. Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
2. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:
a) Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
c) Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
d) Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
đ) Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
e) Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp.

Như vậy, trong quá trình phân loại mức độ rủi ro thì cơ quan hải quan sẽ xem xét đến các yếu tố như:
  • Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
  • Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
  • Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
  • Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
  • Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
  • Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.


Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/nhung-bien-phap-nao-duoc-co-quan-hai-quan-ap-dung-de-quan-ly-rui-ro-trong-hoat-dong-nghiep-vu-hai-q-776024-43201.html#google_vignette

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ