Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Những doanh nghiệp nào sẽ
được quyền làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh?". Bài
viết dành sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho người đọc và đặc biệt là các kế
toán viên.
1. Những doanh nghiệp nào sẽ được quyền làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh?
Quy định về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp tại Điều 43 Luật Hải quan 2014
như sau:
Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
1. Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực
tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu
hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp
luật.
2. Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng
từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ
khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai
hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các
chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
3. Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định
của pháp luật về thuế.
Theo quy định trên, doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên sẽ được làm thủ
tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Hải quan 2014, để được áp dụng chế
độ ưu tiên thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục.
- Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định.
- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình
công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
nối mạng với cơ quan hải quan.
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
- Có hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
Lưu ý: Doanh nghiệp ưu tiên thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận
công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng chế độ ưu
tiên theo quy định của Luật này.
2. Khi làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp có những trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014, khi làm thủ tục hải quan thì
doanh nghiệp có những trách nhiệm sau:
- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan theo quy định tại.
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra
thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan là ở đâu?
Quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan tại Điều 22 Luật Hải quan 2014,
được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37
Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký
và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải
quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
3. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận
quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng
thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ,
triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu
gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng
giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong
trường hợp cần thiết.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng
liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng
không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế
quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi
lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải
quan theo quy định của Luật này.
Như vậy, địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận,
đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện
vận tải.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nhung-doanh-nghiep-nao-se-duoc-quyen-lam-thu-tuc-hai-quan-bang-to-khai-hai-quan-chua-hoan-chinh-551284-146895.html